Giống mít Thái siêu sớm đang khan hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay ở Tây Nguyên đang bước vào mùa trồng các loại cây, nhìn chung vụ mùa cây giống năm nay, giống các loại cây ăn quả bán chạy hơn những năm trước. Đặc biệt phải kể đến giống mít thái siêu sớm tại đây đang “cháy” hàng.

 Hiện nay loại giống mít Thái siêu sớm tại Đak Lak có giá rất cao nhưng vẫn khan hiếm. Ảnh: Bá Thăng
Hiện nay loại giống mít Thái siêu sớm tại Đak Lak có giá rất cao nhưng vẫn khan hiếm. Ảnh: Bá Thăng

Thông tin này được hầu hết các chủ cơ sở sản xuất, cung cấp cây giống nơi đây cho biết. Sở dĩ giống mít thái siêu sớm ở Tây Nguyên đang khan hiếm bởi nhu cầu về loại cây giống này năm nay tăng đột biến.

Theo khảo sát của chúng tôi, giá giống mít Thái siêu sớm tại địa bàn tỉnh Đak Lak năm nay giá khá cao có từ 40 ngàn đồng đến 45 ngàn đồng/cây, tăng gấp 3 lần so với những năm trước đây (mùa vụ 2016 giống mít Thái siêu sớm chỉ có giá từ 12 ngàn đồng đến 15 ngàn đồng/cây).

Chia sẻ với chúng tôi, anh Lê Đức Thắng-Chủ cơ sở cung cấp cây giống ở đường Phạm Văn Đồng, TP. Buôn Ma Thuột cho biết: Năm nay do nhu cầu trồng giống mít Thái siêu sớm tăng cao nên giá loại cây giống này cao lắm. Nếu như năm trước chúng tôi bán với giá 12 ngàn đồng/cây thì năm nay phải nhập về với giá rất cao (tới 35 ngàn đồng/cây) nên chúng tôi bán ra với giá tới 45 ngàn đồng/cây. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì cơ sở chúng tôi đã không còn loại giống này để bán nữa.

Không chỉ cơ sở bán cây giống của anh Thắng mới “cháy” loại giống mít thái siêu sớm này mà theo khảo sát của chúng tôi hầu hết các cơ sở kinh doanh, sản xuất cây giống trên địa bàn Đak Lak nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung đã hết loại giống mít này.

Tình trạng khan hiếm giống mít Thái siêu sớm như hiện nay theo một số chuyên gia cho biết đó là do nhu cầu về loại giống mít này quá lớn. Bởi hiện nay loại mít Thái siêu sớm đang rất được giá trên thị trường (thương lái thu mua 30 đến 35 ngàn đồng/kg) nên người nông dân Đak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã và đang đầu tư vào trồng loại cây này.

Tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cũng đã cảnh báo nông dân không nên trồng mít Thái siêu sớm theo phong trào, bởi việc đổ xô trồng loại cây này có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu tương tự một số cây trồng khác trước đây, sau đó phải đốn bỏ. Do vậy, người nông dân cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý cho mình.

Bá Thăng

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.