Ia Grai: Ưu tiên vốn sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai (Gia Lai) đã quan tâm triển khai các giải pháp để đưa nguồn vốn vào phục vụ sản xuất đạt hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
Theo ông Trần Ngọc Đức-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, 3 năm gần đây, đơn vị đã tập trung thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng như: chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng giảm dư nợ lĩnh vực phi nông nghiệp để ưu tiên vốn cho nông nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, gắn với cho vay xây dựng nông thôn mới, thực hiện chương trình, dự án sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là tăng cường hiện đại hóa công nghệ, gắn với từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tiện ích.
  Quầy giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai. Ảnh: T.N
Quầy giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai. Ảnh: T.N
Từ chỗ chỉ là đơn vị có quy mô trung bình, từ năm 2016, Chi nhánh đã vươn lên và trở thành một trong những đơn vị có quy mô lớn nhất của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Đông Gia Lai. Trong giai đoạn 2016-2018, các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch hàng năm. Năm 2018, huy động vốn đạt hơn 500 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2016; dư nợ cho vay đạt 1.263 tỷ đồng, tăng 137%; kết quả kinh doanh tăng 123% so với năm 2016.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng luôn bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện và sự chỉ đạo của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Đông Gia Lai. Đơn vị thường xuyên khảo sát tình hình kinh tế-xã hội tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn sản xuất nông nghiệp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng cho nông nghiệp, chủ động điều hành cơ cấu tín dụng, bảo đảm phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hàng năm, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện đã phối hợp với các đoàn thể chính trị-xã hội huyện, các xã, thị trấn thực hiện cho vay thông qua tổ liên kết. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó tạo mối quan hệ gắn bó với chính quyền và các hội, đoàn thể tại địa phương trong hoạt động tín chấp cho vay vốn đầu tư phục vụ sản xuất. Tiêu biểu là phối hợp với Hội Nông dân huyện thành lập gần 50 tổ liên kết vay vốn, với hơn 900 thành viên, dư nợ cho vay qua tổ đạt trên 70 tỷ đồng. Dư nợ hộ sản xuất toàn huyện hiện hơn 1.000 tỷ đồng, với hơn 6.300 hộ dư nợ. Đặc biệt, vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn phủ rộng 13/13 xã, thị trấn trong huyện, chiếm hơn 98% tổng dư nợ.
Bà con nông dân phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, đầu tư sản xuất chăn nuôi hiệu quả. Ảnh: T.N
Bà con nông dân phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, đầu tư sản xuất chăn nuôi hiệu quả. Ảnh: T.N
Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng, nhiều hộ nông dân sản xuất hiệu quả, vươn lên thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Tiêu biểu như: ông Nguyễn Xuân Thiên (xã Ia Krai) với mô hình 8 ha cà phê xen 300 cây điều, 100 cây sầu riêng, 50 cây chôm chôm, mỗi năm thu lợi nhuận hơn 800 triệu đồng; ông Nguyễn Huy Hoàng (xã Ia Tô) với mô hình trang trại gồm 3 ha cà phê kinh doanh, 7 ha cao su, kết hợp nuôi 200 đàn ong lấy mật, mang lại lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm. Ông Phạm Thanh Bình (xã Ia Bă) cho hay: “Nhờ nguồn vốn vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện, gia đình tôi đã chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò theo hướng trang trại nhỏ, phát triển đàn bò lên gần 40 con. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi lãi gần 400 triệu đồng”.
Trao đổi với P.V, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai cho biết: Năm 2019, Chi nhánh tiếp tục duy trì ổn định quy mô kinh doanh để phát triển bền vững, cân đối nguồn vốn phù hợp và đảm bảo an toàn, hiệu quả, làm cơ sở tăng tốc phát triển dịch vụ và đảm bảo khả năng tài chính. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh, phát triển mạnh thị phần khu vực nông thôn. Đồng thời, phát huy vai trò chủ lực đối với thị trường tín dụng nông nghiệp-nông thôn, gắn với phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
 THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1- 0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

“Khu chợ không dùng tiền mặt”: Hiệu quả, tiện ích

(GLO)- Sau 1 năm đi vào hoạt động, mô hình “Khu chợ không dùng tiền mặt” tại Trung tâm Thương mại thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế số của địa phương.
Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

Gia Lai: Thu ngân sách bứt phá ngay từ đầu năm

(GLO)- Việc có đến 12/16 khu vực, sắc thuế đạt và vượt tiến độ đã tạo đà cho tổng thu nội địa của tỉnh Gia Lai trong quý I-2024 đạt 1.935,6 tỷ đồng, bằng 34,7% dự toán Bộ Tài chính giao và 33,6% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.