Tây Nguyên hội tụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là lễ hội được đón đợi nhiều nhất thời gian qua với sự hội tụ của nhiều dân tộc như: Ê Đê (tỉnh Đak Lak), Mnông (tỉnh Đak Nông), Bahnar (tỉnh Kon Tum), Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng), Jrai và Bahnar (tỉnh Gia Lai)... Đến thời điểm này, tất cả các đoàn nghệ nhân tham gia Festival đã sẵn sàng cho ngày khai hội.
Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 được xem là cuộc hội ngộ lớn nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc trong khu vực. Đây cũng là dịp để giao lưu, học hỏi, qua đó động viên, khích lệ đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì ý nghĩa đó, khi được mời tham dự Festival, các đơn vị đã tập trung tuyển chọn nghệ nhân, tập luyện kỹ lưỡng với mong muốn đem đến lễ hội những màn biểu diễn ấn tượng.
Tổng duyệt chương trình khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) Ảnh: Phan Lài
Tổng duyệt chương trình khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Ảnh: Đức Thụy
Là đơn vị chủ nhà, các đoàn nghệ nhân của 17 huyện, thị xã, thành phố tỉnh Gia Lai cũng đã tích cực tập luyện từ nhiều tháng trước trong không khí hết sức sôi nổi. Bà HDuyên-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Pơ-cho hay: Phòng lựa chọn đội cồng chiêng xã Ya Hội tham gia liên hoan bởi đơn vị này đã đạt giải cao tại nhiều cuộc thi. “Dù các nghệ nhân bận rộn với ruộng rẫy, nhưng khi được đại diện cho huyện tham gia Festival thì ai nấy đều phấn khởi, hăng say tập luyện. Đơn vị rất vinh dự khi là một trong 6 đoàn nghệ nhân của tỉnh biểu diễn tại lễ khai mạc. Do chủ động liên hệ đặt khách sạn, đặt xe từ trước nên đoàn đã đến TP. Pleiku từ ngày 27-11 để tổng duyệt chương trình”-bà H'Duyên nói. 
Ngoài biểu diễn cồng chiêng và các hoạt động khác, đoàn nghệ nhân tỉnh Gia Lai sẽ phục dựng “Lễ mừng nhà rông mới” của dân tộc Bahnar.
Các tỉnh bạn Lâm Đồng, Đak Lak, Đak Nông và Kon Tum cũng đã có mặt khá sớm tại Phố núi để chuẩn bị các hoạt động trong Festival. Sau khi tham gia biểu diễn tại thủ đô Hà Nội, đoàn nghệ nhân tỉnh Đak Lak đã có mặt tại TP. Pleiku từ tối 27-11. Dù mệt vì phải di chuyển một chặng đường khá dài nhưng nhờ được Ban tổ chức hỗ trợ chu đáo, đoàn đã sẵn sàng tham gia các chương trình tập luyện. “Đoàn Đak Lak gồm có 34 người, tham gia đầy đủ các nội dung tại Festival lần này. Đây là một liên hoan lớn, vì thế chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để giới thiệu đến du khách gần xa những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Ê Đê thông qua những bài chiêng truyền thống như: “Giã gạo đêm trăng”, “Vào hội”, “Mừng mùa gặt lúa” cùng những bài dân ca “Bến nước buôn Dur Kmăn”, “Ci ri ri a”. Bên cạnh đó là phục dựng “Lễ ăn cơm mới”-ông Bùi Văn Khối-Giám đốc Trung tâm Văn hóa Đak Lak, trưởng đoàn-chia sẻ.
Nằm sát Gia Lai, “người anh em” Kon Tum tới tham dự Festival từ rất sớm và đã được bố trí chỗ ăn nghỉ thuận tiện. Đoàn có 34 người tham gia các nội dung: biểu diễn cồng chiêng, chỉnh chiêng, tạc tượng, diễn xướng. Trong lúc kiểm tra lại các nhạc cụ đem đến biểu diễn tại Festival, anh A Định Hanh-phụ trách đoàn nghệ nhân tỉnh Kon Tum-cho biết: “Đến với Festival, chúng tôi sẽ giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc Bahnar nhóm Rơ Ngao. Đơn vị đã triển khai tập luyện kỹ càng, chuẩn bị đầy đủ trang phục, nhạc cụ, đạo cụ để cống hiến những màn biểu diễn hấp dẫn, đẹp mắt nhất cho khán giả, trong đó có phục dựng “Lễ cầu an”.
30 nghệ nhân, diễn viên của đoàn Lâm Đồng cũng đã kịp có mặt tại Festival lần này để tham gia các hoạt động: lễ hội đường phố, diễn xướng dân gian và phục dựng lễ hội truyền thống, tạc tượng, qua đó giới thiệu đến công chúng nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Chu Ru huyện Đơn Dương. “Đoàn chúng tôi tham gia biểu diễn “Vũ điệu Tamya-Ariya” với những động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, quyến rũ, mang tính cộng đồng cao. Bên cạnh đó, đoàn thực hiện phục dựng “Lễ sạ lúa” với ý nghĩa xin thần Đất, thần Nước, thần Núi bảo vệ lúa khỏi bị chim thú phá hoại, cầu cho mưa thuận gió hòa, mong lúa nảy mầm đều cho đến lúc trổ bông. Đây là dịp để nghệ nhân các tỉnh giao lưu với nhau, đồng thời là cơ hội để nâng cao ý thức trách nhiệm trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”-anh Khuất Minh Ngọc-Phó Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa tỉnh Lâm Đồng-nhìn nhận.
  Các thành viên đội cồng chiêng tỉnh Đak Nông. Ảnh:  Phan Lài
Các thành viên đội cồng chiêng tỉnh Đak Nông. Ảnh: Phan Lài
Trong khi đó, điểm nhấn trong chương trình mà đoàn nghệ nhân tỉnh Đak Nông đem đến Festival là “Lễ cúng sức khỏe” của người Mnông. Đây là nghi lễ thường được tổ chức trong những ngày đầu năm mới tại các buôn làng với mục đích cầu thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu không bị ốm đau bệnh tật, người đang bị ốm đau thì mau phục hồi sức khỏe, cuộc sống của dân làng bình yên và hạnh phúc. Anh Ylanh-đoàn nghệ nhân tỉnh Đak Nông-hào hứng: “Được mời đi tham dự Festival, chúng tôi rất vinh dự bởi đây là dịp để giới thiệu nét văn hóa của dân tộc mình đến các tỉnh bạn cũng như du khách khắp mọi miền”.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 đã sẵn sàng. Từ đây, những nét văn hóa đặc sắc có dịp hội tụ và thăng hoa, còn du khách có cơ hội đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng-di sản phi vật thể của nhân loại.
 Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Tản mạn từ vuông cửa

Tản mạn từ vuông cửa

(GLO)- Cửa sổ phòng làm việc của tôi nhìn ra một vòm cây. Từ khoảng ô vuông này, có thể cảm nhận được sự luân chuyển của thời gian. Nếu dùng máy ảnh để ghi lại những thời khắc cây lá chuyển mình sẽ nhận ra thời gian có những bước đi tưởng chừng như vô hình mà cũng đầy dấu ấn.
Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Bày tranh Việt đoạt giải thưởng Đông Nam Á trị giá nửa tỷ đồng

Tác phẩm đặc sắc của 8 nghệ sĩ trẻ tài năng nhất từ cuộc thi mỹ thuật uy tín Đông Nam Á “UOB Painting of the Year 2023” được trưng bày tại triển lãm, đón khách tham quan từ sáng 23/3 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chủ nhân bức tranh được giải cao nhất mang về phần thưởng 500 triệu đồng.
Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

Thơ Phùng Sơn: Biển nhớ

(GLO)- Những cảm xúc dạt dào như con sóng được tác giả Phùng Sơn thể hiện trong bài thơ "Biển nhớ". Trước mênh mông của biển, sóng vô tình vỗ bờ rồi lại mải miết trôi xa, để lại một nỗi ngóng trông, mong chờ, nhung nhớ...