Khánh thành khu trưng bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều ngày 5-10, tại Nhà Rông văn hóa làng Plei Ốp (phường Hoa Lư), UBND TP. Pleỉku, tỉnh Gia Lai đã tổ chức khánh thành Khu trung bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai. Dự lễ khánh thành có các đồng chí: Phạm Thế Dũng-Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tư Sơn-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh và lãnh đạo các Ban ngành đoàn thể TP. Pleiku. Đây là một trong công trình văn hóa nhằm phát triển Làng văn hóa du lịch Plei-Ôp. 
Khu trung bày tượng gỗ dân gian Bahnar, Jrai được UBND TP Pleiku đầu tư 400 triệu đồng xây dựng 54 tượng gỗ dân gian của 2 dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai; trong đó 35 tượng gỗ của người Jrai và 19 tượng của người Bahnar. Cụ thể có 14 tượng thú, 4 tượng đồ vật, 36 tượng người đã mô tả đời sống lao động sản xuất, vui chơi giải trí, sinh hoạt hàng ngày, lê hội, tình cảm gia đình.
Cắt bắng khánh thành khu trưng bày tượng gỗ. Ảnh: Đức Thụy
Cắt bắng khánh thành khu trưng bày tượng gỗ. Ảnh: Đức Thụy
Công trình khu trưng bày tượng gỗ được sắp đặt thành 7 khu vực trên tổng diện tích 400m2. Khu trưng bày sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục nhận thức cho cộng đồng cần nâng cao ý thức tự giác giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, trong đó có kho tàng điêu khắc gỗ dân gian.
Được biết, Công trình Khu trưng bày “Tượng gỗ dân gian Bahnar, Jraì” là công trình hưởng ứng Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai 2018. 
Đức Thụy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Phát triển văn hóa đọc

Phát triển văn hóa đọc

(GLO)- Trước sự chi phối mạnh mẽ của các loại hình giải trí cùng nhiều thiết bị công nghệ, việc “cạnh tranh” để xây dựng chỗ đứng nhất định của sách và văn hóa đọc trong đời sống là không hề dễ dàng.

Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Gia Lai: Khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2024

Gia Lai: Khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2024

(GLO)- Sáng 20-4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Binh đoàn 15 và Thành đoàn Pleiku tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề: “Sách hay: Mắt đọc-Tai nghe” với sự tham gia của hơn 300 học sinh các trường THPT trên địa bàn TP. Pleiku.

Nét đẹp cúng xóm vào mùa Xuân

Nét đẹp cúng xóm vào mùa Xuân

(GLO)- Không biết tự bao giờ cứ sau Tết Nguyên đán, độ cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 theo lịch Âm, từ thành thị đến nông thôn đều có tục cúng xóm, cúng khối phố, trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.