Chiều nay trao Nobel Y sinh, bắt đầu mùa Nobel 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những đột phá lớn trong lĩnh vực y tế, sức khỏe sẽ được tôn vinh chiều nay (5-10) khi mùa giải Nobel chính thức khởi động với lễ trao giải Nobel Y sinh 2020.

Tượng nhà bác học Alfred Nobel - Ảnh: AFP
Tượng nhà bác học Alfred Nobel - Ảnh: AFP


Theo hãng tin AFP, lễ công bố giải Nobel y sinh sẽ diễn ra lúc 11h30 sáng 5-10 giờ địa phương tại Thụy Điển, tức 16h30 chiều cùng ngày giờ Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, dư luận thế giới dường như cũng dành sự quan tâm nhiều hơn tới các nghiên cứu khoa học, đặc biệt các nghiên cứu y học.

"Đại dịch là cuộc khủng hoảng lớn với nhân loại, nhưng cũng cho thấy khoa học quan trọng như thế nào", chủ tịch quỹ Nobel, ông Lars Heikensten, nói.

Dù vậy giới quan sát cho rằng sẽ không có giải thưởng Nobel nào của năm nay sẽ trao cho những công trình liên quan trực tiếp tới virus corona. Các công trình nghiên cứu được trao giải thưởng danh giá này thường cần nhiều năm để thẩm định đầy đủ về giá trị đóng góp như như tầm mức ảnh hưởng.

Chia sẻ quan điểm với hãng tin AFP, ông Erling Norrby, nguyên Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, đơn vị trao các giải thưởng Nobel khoa học, cho biết các ủy ban xét giải sẽ "không hề bị ảnh hưởng bởi những gì đang diễn ra trên thế giới vào thời điểm đó".

Bản thân ông Erling Norrby cũng là một nhà virus học.

"Cần phải có thời gian để một giải thưởng có thể đánh giá đúng. Ít nhất phải 10 năm nữa công chúng mới có thể hiểu được đầy đủ tác động của một phát minh", ông Erling Norrby nói.

Công tác lựa chọn trao giải của các ủy ban Nobel là thông tin được bảo mật, và tên tuổi những người được đề cử cho giải cũng sẽ không được tiết lộ trong 50 năm, bởi vậy năm nào cũng thế, luôn có rất nhiều phỏng đoán về những người được giải Nobel trước khi chủ nhân chính thức được xướng tên.

Năm nay đài phát thanh SR của Thụy Điển và nhật báo Dagens Nyheter lớn nhất của nước này cùng đoán giải Nobel Y sinh sẽ được trao cho nhà khoa học người Úc sinh tại Pháp Jacques Miller và nhà khoa học người Mỹ Max Cooper, vì các công trình từ những năm 1960 của họ đã phát hiện ra tế bào T và tế bào B. Những thành tựu đó của hai nhà khoa học đã tạo bước ngoặt đột phá cho lĩnh vực nghiên cứu về ung thư và virus trên thế giới.

Hai nhà khoa học nêu trên cũng đã nhận giải thưởng danh giá Lasker tại Mỹ năm ngoái.

Tuy nhiên hai cơ quan báo chí lớn của Thụy Điển cũng đề cập khả năng khác là giải thưởng có thể được trao cho nhà di truyền học người Mỹ sinh tại Lebanon, Huda Zoghbi, vì đóng góp của bà trong việc phát hiện biến thể gen đã gây ra Hội chứng Rett, một dạng rối loạn di truyền hiếm hoi ảnh hưởng đến sự phát triển của não.

Những tên tuổi các nhà khoa học khác cũng được nhắc tới như những ứng cử viên tiềm năng cho Nobel Y sinh 2020 còn có nhà khoa học người Mỹ Mary-Claire King, Ralf Bartenschlager (Đức), hai nhà khoa học người Mỹ Charles Rice, Michael Sofia, nhà khoa học người Mỹ sinh tại Trung Quốc Feng Zhang, nhà miễn dịch học Marc Feldmann của Úc và nhà nghiên cứu người Anh sinh tại Ấn Độ Ravinder Maini.


Sau Nobel Y sinh, giải Noble Vật lý và Nobel Hóa học sẽ được trao lần lượt trong các ngày 6 và 7-10.

Những giải thưởng Nobel thường được công luận chăm chú theo dõi nhiều hơn là Nobel văn chương và Nobel Hòa Bình, sẽ được trao lần lượt trong các ngày 8 và 9-10. Sau đó, như thường lệ, giải Nobel Kinh tế trao ngày 12-10 sẽ khép lại mùa Nobel 2020.


Theo D.KIM THOA (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.