Cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ đề cập "các vấn đề nóng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 16-7 tại Helsinki, Phần Lan diễn ra cuộc gặp song phương giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ tại cuộc gặp song phương.
Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ tại cuộc gặp song phương.
Cuộc gặp này với kỳ vọng cải thiện quan hệ Nga - Mỹ đang trong giai đoạn căng thẳng nhất kể từ sau “chiến tranh Lạnh”.  
Cuộc gặp bị phủ bóng đen khi diễn ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp Mỹ mới đây đã quyết định truy tố 12 nhân viên tình báo quân sự Nga với cáo buộc can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, nhằm giúp ông Donald Trump giành chiến thắng.
Cuộc gặp dự kiến diễn ra lúc 13 giờ 30 phút (theo giờ Helsinki, tức 17h30 giờ Hà Nội), nhưng đã diễn ra chậm hơn dự kiến gần 1 tiếng đồng hồ do máy bay của Tổng thống Nga Putin đến Helsinki muộn, đồng thời phái đoàn Tổng thống Mỹ cũng đến dinh thự Tổng thống Phần Lan, nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh muộn 20 phút.
Trước cuộc gặp riêng, Tổng thống Mỹ Trump chúc mừng nước Nga đã tổ chức thành công World Cup 2018, đồng thời cho biết sẽ đề cập đến vấn đề thương mại và Trung Quốc. Trong khi đó, phía Nga mong muốn thảo luận các biện pháp bình thường hoá quan hệ song phương, cũng như đề cập đến các điểm nóng như tình hình tại Ukraina, Syria và tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Nga Putin tuyên bố, đây là thời điểm để thảo luận thực chất và đề cập đến “tất cả các vấn đề nóng”.
Theo dự kiến, cuộc gặp riêng giữa Tổng thống Nga Putin với Tổng thống Mỹ Trump sẽ diễn ra trong 90 phút và hội đàm với thành phần mở rộng khoảng 1h45 phút, nhưng thực tế cuộc thảo luận riêng giữa ông Putin và Trump đã kéo dài tới 2 tiếng 10 phút. Kết thúc cuộc gặp riêng, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố “một khởi đầu rất tốt cho tất cả mọi người” trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Putin.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm mở rộng, Tổng thống Putin cho biết, trong cuộc hội đàm 2 bên đã thảo luận hiện trạng quan hệ song phương và các vấn đề nóng của nền chính trị quốc tế như: việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraina, Syria, vấn đề hạt nhân của Iran và bán đảo Triều Tiên. Ông Putin đánh giá cuộc hội đàm đã diễn ra hiệu quả, tích cực trong tinh thần thẳng thắn và cởi mở, đánh dấu những bước đầu tiên nhằm cải thiện quan hệ 2 nước. Hai bên đã nhất trí thành lập hội đồng chuyên gia chung để tìm biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ song phương.
Tổng thống Putin cũng cho rằng, quan hệ Nga - Mỹ đang trải qua giai đoạn khó khăn, tuy nhiên những trở ngại và căng thẳng trong quan hệ song phương không bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan. Ông Putin khẳng định, Nga không can thiệp vào tiến trình bầu cử của Mỹ và sẵn sàng hợp tác trong các nhóm làm việc chung về an ninh mạng.
Tổng thống Putin cho rằng, cả Nga và Mỹ đều phải đối mặt với những thách thức mới, đó là sự mất cân bằng nguy hiểm của cơ chế an ninh quốc tế, sự mất ổn định, các cuộc khủng hoảng khu vực và sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên biên giới và các khó khăn trong nền kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Putin cho biết, phía Nga đã trao cho phía Mỹ đề nghị hợp tác trong lĩnh vực ổn định chiến lược và không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Ông Putin tuyên bố, 2 nước cần phải tiếp tục hợp tác để giải quyết các vấn đề quân sự - chính trị và giải trừ quân bị, đồng thời Nga đã đề nghị Mỹ tái thành lập nhóm làm việc về chống khủng bố. Ông Putin cũng kêu gọi phía Mỹ làm tan băng quan hệ theo kênh các tổ chức xã hội và văn hoá.
Về cuộc khủng hoảng tại Ukraina, hai bên ghi nhận sự cần thiết phải tuân thủ thoả thuận Minsk, đồng thời ông Putin cho rằng, Mỹ cần phải kiên quyết hơn và buộc ban lãnh đạo Ukraina phải thực hiện tiến trình này.
Tổng thống Putin tuyên bố, Moscow và Washington có đầy đủ các điều kiện cần thiết để giải quyết tình hình tại Syria, đồng thời sẵn sàng dẫn đầu trong việc phối hợp khắc phục cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây. Tổng thống Putin cũng đánh giá cao các bước đi hiệu quả nhằm giải quyết tình hình trên bán đảo Triều Tiên với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Trump.
Về phần mình, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, Mỹ mong muốn hợp tác, hoà bình và tình hữu nghị với Nga, đồng thời cho rằng hợp tác sẽ tốt hơn đối đầu và tin rằng phía Nga cũng chia sẻ nỗ lực này. Ông Trump cho biết đã thảo luận với Putin về những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, đồng thời tuyên bố không có sự thông đồng giữa bộ tham mưu bầu cử của ông với Nga. Tổng thống Trump đánh giá cao đề nghị của Tổng thống Putin về việc điều tra chung vụ 12 người Nga bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Hai bên đều hài lòng về kết quả cuộc gặp và coi đây là bước đầu tiên cho một tiến trình khởi động lại các cuộc đàm phán tiếp theo.
Hai bên đều hài lòng về kết quả cuộc gặp và coi đây là bước đầu tiên cho một tiến trình khởi động lại các cuộc đàm phán tiếp theo.
Tổng thống Trump cũng đã thảo luận với Tổng thống Putin về các vấn đề thực hiện thoả thuận tiêu huỷ tên lửa tầm ngắn và tầm trung, đánh giá cao ý tưởng thành lập nhóm làm việc chung về an ninh mạng và thành lập nhóm làm việc chung để thống nhất “các doanh nghiệp dẫn đầu” của Nga và Mỹ.
Tổng thống Trump kêu gọi Mỹ và Nga cần phải tìm ra các khả năng hợp tác vì lợi ích của toàn thế giới. Ông Trump bày tỏ sự tin tưởng rằng, ông Putin và nước Nga sẽ sẵn sàng hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề hạt nhân của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, cũng như hợp tác với Mỹ và Israel trong việc giải quyết tình hình tại Syria.
Kết thúc cuộc họp báo, cả Tổng thống Putin và Tổng thống Trump đều hài lòng về kết quả cuộc gặp và coi đây là bước đầu tiên cho một tiến trình khởi động lại các cuộc đàm phán tiếp theo, cho dù vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong quan hệ song phương và chúng không thể giải quyết ngay trong cuộc gặp đầu tiên giữa tổng thống 2 nước.
Thành Phương/VOV

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.