Nước Nga tự định đoạt tương lai của mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 1-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp liên bang trước 2 viện của Quốc hội Liên bang Nga.
 Buổi đọc Thông điệp liên bang 2018 cũa Tổng thống Nga V.Putin thu hút đông đảo thính giả
Buổi đọc Thông điệp liên bang 2018 cũa Tổng thống Nga V.Putin thu hút đông đảo thính giả
Đây là Thông điệp liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 3 của ông Putin, song nó có sức hút đặc biệt đối với người dân Nga cũng như dư luận quốc tế, bởi bức thông điệp này được coi là cương lĩnh tranh cử của nhà lãnh đạo Nga trước cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 18-3 sắp tới. 
Khẳng định tự cường
Trong bài diễn văn, ông Putin cho biết đây là thời điểm rất quan trọng, khi mà bất kỳ một hành động nào của mỗi người dân cũng đều có ý nghĩa rất to lớn. Và chính trong những thời điểm có tính chất bước ngoặt như vậy, nước Nga đã thể hiện năng lực phát triển. Nước Nga đã trải qua những cuộc cải cách phức tạp, đã ứng phó được với những thách thức lớn về kinh tế và xã hội, đã khẳng định được là một xã hội dân chủ. Chính phủ đã bảo đảm được sự ổn định trong hầu hết các lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, sự ổn định này chỉ là nền tảng chứ không phải là sự bảo đảm cho việc phát triển hơn nữa. 
Nước Nga là một trong số những cường quốc có tiềm năng hùng hậu, nhưng vẫn chưa đạt được mức độ cần thiết bảo đảm chất lượng sống. Vị thế của quốc gia trong thế giới hiện đại không được định đoạt bởi tiềm lực, mà trước hết là bởi con người. Dù ai được bầu làm tổng thống thì tất cả mọi người đều phải cảm nhận được và hiểu được những gì đang xảy ra trên thế giới, đang diễn ra xung quanh. Tốc độ của những biến đổi về công nghệ ngày càng gia tăng. Trên thế giới đang diễn ra những thay đổi mang tính chất văn minh và quy mô của những thách thức đó đòi hỏi chúng ta phải có câu trả lời. 
Để tiến lên phía trước, để phát triển một cách năng động, chúng ta cần phải mở rộng không gian của quyền tự do: Củng cố các thiết chế dân chủ, xã hội dân sự, cởi mở với thế giới. Cần phải thông qua những giải pháp đã chín muồi từ lâu và không hề đơn giản. Cần phải loại bỏ tất cả những gì ngăn cản người dân chúng ta thể hiện mình. Chúng ta cần phải tự mình định đoạt tương lai của chúng ta.
Không theo lối cũ
Theo quy định, hàng năm tổng thống báo cáo trước Quốc hội về tình hình đất nước và những phương hướng cơ bản trong chính sách đối nội và đối ngoại. Bức thông điệp là văn kiện chương trình pháp lý - chính sách, thể hiện tầm nhìn những phương hướng chiến lược phát triển nước Nga trong tương lai gần. Nội dung bao hàm cả tình hình chính trị, kinh tế, tư tưởng, cũng như những đề xuất cụ thể về hoạt động lập pháp của 2 viện Quốc hội. 
Theo Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peshkov, do thành phần khách mời được mở rộng nên lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống Nga đọc Thông điệp liên bang tại tòa nhà Manezh ở bên ngoài Điện Kremlin, cạnh vườn Alexandrovski, nơi có Ngọn lửa vĩnh cửu và mộ Chiến sĩ vô danh tưởng niệm những người ngã xuống trong chiến tranh giữ nước. Cũng theo ông Peshkov, do ông Putin cũng là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới nên nhiều nội dung trong Thông điệp liên bang lần này trùng khớp với chương trình tranh cử. Trước đó, các ứng cử viên khác đã lên tiếng yêu cầu đương kim Tổng thống lùi sự kiện đọc Thông điệp liên bang vì cho rằng điều này mang lại lợi thế cho ông Putin, khiến cho cuộc đua vào Điện Kremlin “không công bằng”. Tuy nhiên, ông Peshkov khẳng định Điện Kremlin không thấy lý do gì để hoãn lại sự kiện này.
Các nghị sĩ Duma Quốc gia Nga đánh giá cao tầm quan trọng của bài phát biểu của người đứng đầu nhà nước. Đặc biệt, Chủ tịch Duma Vyacheslav Volodin kỳ vọng cao vào bài phát biểu của Tổng thống Putin, và Phó Chủ tịch Duma Olga Timofeeva nhận xét rằng ông Putin đã đề cập nhiều đến chủ đề kinh tế, y tế, giáo dục và môi trường, bởi vì trong các lĩnh vực này vẫn còn có những vấn đề tồn đọng.
Việt Anh tổng hợp (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.