Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 có trở thành sự thật?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đích thân tiếp phái đoàn cấp cao của Hàn Quốc cho thấy một bước đột phá lớn trong quan hệ song phương.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chào đón Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong ngày 5/3/2018. Ảnh: Yonhap.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chào đón Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong ngày 5/3/2018. Ảnh: Yonhap.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 6-3 cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bày tỏ “ý chí vững chắc thúc đẩy mạnh mẽ” quan hệ với Hàn Quốc và “viết nên trang sử mới thống nhất đất nước”. 
Triều Tiên bày tỏ thái độ cởi mở
Ông Kim Jong-un đã dành 4 giờ đồng hồ tiếp các đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Đây là lần tiếp xúc đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un với quan chức Hàn Quốc kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011.
Đưa tin về cuộc gặp của ông Kim với phái đoàn cấp cao Hàn Quốc hôm 5-3, KCNA nêu rõ, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã có cuộc đối thoại cởi mở đối với các đặc phái viên Hàn Quốc, tái khẳng định mong muốn cải thiện quan hệ song phương, trao đổi các quan điểm có chiều sâu về vấn đề giảm căng thẳng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên cũng như thúc đẩy đối thoại, tiếp xúc và hợp tác. 
Theo KCNA, các đặc phái viên đã chuyển ý định của ông Moon về một cuộc gặp thượng đỉnh hai miền và đôi bên đã đạt được "thỏa thuận hài lòng" sau cuộc gặp "trong bầu không khí chân thành". Hãng tin này cho biết, sau khi lắng nghe đặc phái viên Hàn Quốc trình bày ý định của Tổng thống Moon Jae-in về việc tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trao đổi quan điểm và đạt được một thỏa thuận thỏa đáng.
Ông cũng đưa ra những chỉ dẫn quan trọng cho các cơ quan liên quan để nhanh chóng thực thi các bước thực tiễn để thúc đẩy một cuộc đối thoại như vậy. Về phía Hàn Quốc, các quan chức nước này cho rằng cuộc đối thoại với nhà lãnh đạo Kim Jong-un “không hề thất vọng”.
Chuyến thăm Triều Tiên lần này của các đặc phái viên Hàn Quốc là một phần tiếp nối nỗ lực ngoại giao của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm xúc tiến đối thoại sau Thế vận hội Mùa đông PyeongChang hồi tháng 2.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nhấn mạnh, thông qua chuyến thăm của đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong, Seoul hy vọng có thể thăm dò sâu hơn ý định của Triều Tiên trong việc đàm phán với Mỹ. Bà khẳng định, Hàn Quốc hiểu rằng "đối thoại liên Triều và những tiến triển trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên không thể thu được kết quả nếu thiếu tiến triển trong nỗ lực giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Triều Tiên". 
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhìn thấy một “cơ hội mở” khi Triều Tiên cử phái đoàn gồm các quan chức cấp cao, vận động viên và đội cổ vũ tham gia Thế vận hội Olympic Mùa Đông. Kể từ đó, ông đã tự đảm nhận vai trò làm cầu nối thuyết phục Mỹ và Triều Tiên giảm nhẹ sự bất đồng để khiến một cuộc đối thoại có thể xảy ra.
Lần cuối cùng Hàn Quốc cử đặc phái viên đến Triều Tiên vào năm 2007 – cuối thời kỳ áp dụng chính sách Ánh Dương của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun  – tái khởi động đối thoại và viện trợ kinh tế thay vì gây sức ép đối với Triều Tiên.
Liệu có một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều
Giới phân tích vẫn tỏ ra thận trọng và hoài nghi về một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sau sự kiện Tổng thống Hàn Quốc cử đặc phái viên đến Triều Tiên.
Đến thời điểm hiện tại, Tổng thống Moon Jae-in chưa thực sự chấp nhận lời mời thăm Triều Tiên của em gái, đồng thời là cố vấn cấp cao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Điều này được thể hiện trong câu trả lời của ông tại thời điểm diễn ra Thế vận hội Mùa Đông: “Chúng ta hãy khiến điều đó xảy ra bằng cách hoàn thành những điều kiện cần thiết trong tương lai”.
Đây cũng là việc dễ hiểu bởi ông Moon Jae-in cần phải hết sức thận trọng trong quan hệ với Mỹ và Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc sẽ phải cân nhắc làm sao để hội nghị thượng đỉnh tới không phải là một cái bẫy về chính trị của Triều Tiên, trong khi không để rạn nứt quan hệ với đồng minh Mỹ.
Đối với Hàn Quốc và Mỹ, vấn đề chính nằm ở chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Bởi thế, ông Moon Jae-in sẽ chỉ tới thăm Bình Nhưỡng khi có điều kiện thuận lợi. Theo giới quan sát, một trong số này là Triều Tiên không tiếp tục thử hạt nhân và phóng tên lửa, hoặc chấp nhận đưa vấn đề hạt nhân và tên lửa được vào nội dung chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh. Tiếp đến, Triều Tiên cần phải chấp nhận tiếp xúc và đối thoại với Mỹ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Moon Jae-in chắc chắn cũng mong muốn một điều rằng cuộc gặp thượng đỉnh lần này nếu diễn ra sẽ khác biệt hoàn toàn so với các cuộc gặp thượng đỉnh trước của Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun với cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il diễn ra lần lượt vào năm 2000 và 2007.
Bài học kinh nghiệm cho thấy sau các hội nghị cấp cao lần trước, vấn đề mấu chốt vẫn chưa được giải quyết trong khi căng thẳng và đối đầu vẫn không thuyên giảm. Chuyến thăm của các đặc phái viên Hàn Quốc tới Triều Tiên chính là bước khởi động nhằm thăm dò thiện chí của Triều Tiên, đặt nền móng cho cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sắp tới với những biến chuyển tích cực hơn.
Dù chưa biết kết quả lần này có đạt được như kỳ vọng hay không nhưng việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đích thân tiếp phái đoàn cấp cao của Hàn Quốc cho thấy một bước đột phá lớn trong quan hệ song phương.
John Delury, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Yonsei, Seoul nhận định, ông Kim Jong-un là một nhà lãnh đạo khá “im hơi lặng tiếng” và rất ít khi tiếp đón các vị khách nước ngoài trong gần sáu năm qua. "Sự kiện lần này một tín hiệu quan trọng về cam kết cá nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên với Hàn Quốc, lần đầu tiên, ai đó có thể biết được ông Kim Jong-un nghĩ gì", chuyên gia này đánh giá.
Hồng Anh/VOV

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.