Gia Lai ban hành kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 21-7, UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 387/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP ngày 12-4-2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Cụ thể, đến năm 2025, đóng góp của khoa học công nghệ thông qua năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) chiếm khoảng 43,9% tăng trưởng kinh tế của tỉnh; thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng trong tốp 20; thứ hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng trong tốp 20. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 0,2% GRDP. Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 40% GRDP. Hoàn thành việc xây dựng và công khai Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai. Kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP của tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 12.500 doanh nghiệp; 417 hợp tác xã (HTX) và 1.003 tổ hợp tác; 2 liên hiệp HTX; số HTX hoạt động khá tốt đạt từ 60% trở lên; trên 35% HTX liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể khác theo chuỗi giá trị và trên 9% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế. Ảnh: Quang Tấn
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV ngày 29-10-2021. Ảnh: Quang Tấn
Kế hoạch cũng đề ra nhiệm vụ và giải pháp, đó là: Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực, trong đó: phát triển thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ. 
Về phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phải cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp nhà nước; phát triển lực lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi số, liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát huy vai trò của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX. 
Phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị-nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế động lực, các đô thị lớn. Cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, gồm: cơ cấu lại các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Về trách nhiệm, giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ phù hợp của Nghị quyết số 54/NQ-CP vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của sở, ngành, địa phương; đồng thời chỉ đạo triển khai các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện chương trình hành động. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo, MTTQ Việt Nam tỉnh và chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền các nội dung của kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
LỆ HẰNG
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.