Người chăn nuôi bò phấn khởi vì có lãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá bò thịt tăng khá cao so với năm ngoái. Điều này khiến người chăn nuôi rất phấn khởi, yên tâm đầu tư cho đàn bò.
Ông Lê Văn Thành (thôn 3, xã An Phú, TP. Pleiku) cho biết: “Đều đặn hàng năm, gia đình tôi mua 2 con bê đực có trọng lượng 30-40 kg/con hết khoảng 25 triệu đồng về vỗ béo. Vừa rồi, tôi bán 1 con khoảng 120-130 kg được 28 triệu đồng. Trong khi năm ngoái, 1 con bò tương tự chỉ bán được khoảng 20 triệu đồng. Với giá bò thịt như hiện nay, người chăn nuôi đã có lãi. Ngoài ra, nuôi bò còn giúp gia đình có nguồn phân chuồng để bón cho cây trồng”. Cũng theo ông Thành, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư chăn nuôi bò vỗ béo; trồng thêm cỏ voi và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để chăm sóc bò.
  Ông Võ Văn Lộc (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku) bên cặp bò đực có giá hiện nay khoảng 40 triệu đồng. Ảnh: N.H
Ông Võ Văn Lộc (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku) bên cặp bò đực có giá hiện nay khoảng 40 triệu đồng. Ảnh: N.H
Là người có kinh nghiệm lâu năm trong việc buôn bán bò ở 2 huyện Đak Đoa và Mang Yang, ông Võ Văn Lộc (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku) cho hay: Hiện nay, bò cỏ cũng như bò lai có trọng lượng khoảng 100 kg ông đều mua với giá 21 triệu đồng/con. “Tôi thấy hiện nay bò được giá nên nhiều hộ chủ động được nguồn thức ăn đã tìm mua bò về vỗ béo. Đặc biệt, người dân thích mua bê đực vì dễ nuôi nhốt, không phải chăn thả như nuôi bò sinh sản”-ông Lộc thông tin.
Tại huyện Đak Pơ, thời gian qua, nhiều hộ nông dân cũng quan tâm đầu tư chăn nuôi bò thịt. Ông Ngô Đình Tùng (tổ dân phố 2, thị trấn Đak Pơ) cho biết: Đàn bò lai của gia đình ông có gần 20 con. Năm nay, bò được giá nên ông đầu tư chuồng trại nuôi nhốt bài bản hơn, dành đất trồng cỏ, mì, bắp và thu mua rơm để cho bò ăn trong những tháng mùa khô. Theo ông Tùng, năm ngoái, giá bò thịt chỉ tầm 60-70 ngàn đồng/kg hơi thì năm nay tăng lên 100-120 ngàn đồng/kg hơi. Giá này ổn định từ sau Tết nguyên đán đến nay nên người chăn nuôi rất phấn khởi. 
Theo ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ, toàn huyện có hơn 15.500 con bò, trong đó có hơn 88% là bò lai. Thời điểm này, giá bò tăng khá so với năm ngoái và giữ ổn định giúp người chăn nuôi có lãi. Điều này giúp người dân yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi bò thịt.
Trao đổi với P.V, ông Lê Văn Vịnh-Phó Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh-cho hay: Do giá mía không ổn định như những năm trước nên người dân bắt đầu chuyển sang chăn nuôi bò, nhất là các giống bò thịt chất lượng cao như: BBB, Droughtmaster... Điều này khiến giá bò tăng so với trước. Một con bò thịt giống BBB, Droughtmaster sau 12 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 200-220 kg, hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống bò lai Brahman và bò cỏ. Vì vậy, nhiều hộ bắt đầu chuyển sang đầu tư chăn nuôi bò thâm canh theo hướng hiện đại ứng dụng công nghệ tiên tiến.                                                                                                      
 NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.