Nông dân vùng chuyên canh cây ớt: Kẻ ăn, người nhìn!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chừng 1 tháng trở lại đây, giá ớt tăng, dao động từ 30.000 đồng/kg đến ngưỡng 60.000 đồng/kg. Thế nhưng nhiều hộ nông dân vùng chuyên canh ớt chỉ biết “nuốt cay” nhìn những người khác hưởng mùa ớt… ngọt!

Thu hoạch ớt. Ảnh: Đình Phê
Thu hoạch ớt. Ảnh: Đình Phê

Những năm trước, ở các địa phương phía Đông tỉnh như: Đak Pơ, Kông Chro, An Khê, ớt là cây chuyên canh với diện tích lớn, giúp người nông dân thoát nghèo, thu nhập ổn định. Năm nay, diện tích cây ớt bị thu hẹp đáng kể bởi nắng hạn kéo dài, thiếu nguồn nước tưới. Bà Nguyễn Thị Tình (xã Sró, huyện Kông Chro) cho biết: “Những năm trước, diện tích ớt của gia đình có khi mở rộng đến 2 ha. Tuy nhiên năm nay gia đình chỉ trồng non 3 sào, thu hoạch xong đợt một đã thiếu nước tưới, thu vét được cân nào hay cân nấy, chẳng tưới bón tiếp tục đầu tư”.

Dọc hai bên bờ sông Ba, sông Pơ Kơ đoạn chảy qua các xã Đak Kơ Ning, Ya Ma, Yang Nam (huyện Kông Chro), các năm trước, có đến hàng chục ha ớt thì năm nay chỉ tính bằng sào. Anh Đức (xã Tân An, huyện Đak Pơ) đưa chúng tôi thăm ruộng ớt 2 sào chuẩn bị thu hoạch héo rụi ngay vào buổi sớm, rầu rầu nói: “Giải pháp vét giếng mất hơn 10 triệu đồng, còn chưa kể tiền mua cây giống, phân bón, thuốc chữa bệnh, công cán bỏ ra giờ xem như trắng tay. Sau hơn 2 tháng cây ớt đã cho thu hoạch nhưng gần đây mới được cơn mưa cũng chỉ vừa ướt đất, nước sông Ba lại bị chặn dòng khô cạn nên phần lớn nông dân trồng ớt chỉ biết “bó gối nhìn nắng đổ xuống đất khô. Những hộ có điều kiện liều mình vét giếng vừa tưới vừa chờ nước trời thì bị trả giá như thế này”.

Ngược lại, nhiều hộ nông dân các xã, phường như: Tú An, Xuân An, An Tân, An Phước (thị xã An Khê) nhờ nguồn nước đập thủy điện An Khê-Ka Nak nắn dòng sông Ba xuôi về huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) đã chuyển đổi cây mía, cây mì truyền thống sang cây ớt mỗi năm 2 vụ cho thu nhập ổn định, cao hơn hẳn. Anh Lưu Miền (ở tổ 4, phường An Tân, thị xã An Khê) bên đám ruộng ớt 3 sào, hào hứng tiếp chuyện: “Cây ớt rất hợp với đất mới, có độ dốc thấp đã đỡ phân bón, sai quả lại ít sâu bệnh. Hàng năm, vào vụ này nếu chủ động được nguồn nước là thắng to. Riêng giá cả năm nay, nông dân trồng ớt dù ít dù nhiều đều rất phấn khởi, vì một tháng trở lại đây giá ớt dao động ở mức cao, từ 30.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg. Cứ mỗi sào ớt, theo thời giá, trừ chi phí mỗi ngày cầm chắc 1 triệu đồng. Tháng tiếp theo, chỉ cần tưới nước, đợt quả cuối mùa cũng dư tiền chợ mỗi ngày. Ớt được giá thương lái tranh nhau mua, tiền tươi thóc thật, sướng lắm!”.

“Nắng hạn kéo dài, nước biển xâm thực khiến diện tích gieo trồng cả nước, trong đó có cây ớt bị thu hẹp đáng kể. Nhu cầu trái ớt trong bữa ăn không thay đổi chưa phải là lý do chính đẩy giá ớt lên “đỉnh” mà hơn một tháng nay, thương lái Trung Quốc cho người đến từng điểm thu mua ớt nên mới có tình trạng giá cả như vậy”-ông Trần Văn Tuyên-Chủ tịch Hội Nông dân phường An Tân (thị xã An Khê) giải thích.

Cũng là nông dân vùng chuyên canh cây ớt mà kẻ ăn, người nhìn!

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.