Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, phân bón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hầu như đợt kiểm tra nào về lĩnh vực kinh doanh này, các cơ quan chức năng cũng phát hiện nhiều sai phạm. Đó là lý do vì sao trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu, phân bón luôn được tăng cường kiểm tra, giám sát. Thay vì kiểm tra dàn trải trên diện rộng, các đợt kiểm tra đều tiến hành tập trung, bảo đảm bí mật, bất ngờ.

Trong năm 2013, cơ quan chức năng đã tổ chức kiểm tra 76 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phân bón, qua đó phát hiện 25 cơ sở vi phạm; tổng số tiền thu nộp Kho bạc Nhà nước trên 1,3 tỷ đồng. Trong đó, thu phạt hành chính 594 triệu đồng; truy thu số tiền thu lợi bất chính khoảng 717 triệu đồng; tịch thu 5 cột đo nhiên liệu điện tử chuyển bán đấu giá 27,5 triệu đồng. Đồng thời, tước 5 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

 

Ảnh: Hà Phương
Ảnh: Hà Phương

So sánh kết quả kiểm tra năm 2012, số cơ sở kiểm tra ít hơn, số tiền thu phạt hành chính thấp hơn nhưng số cơ sở gian lận trong kinh doanh xăng dầu tăng 2 cơ sở, truy thu số tiền thu lợi bất chính lớn hơn nhiều so với năm 2012 (47 triệu đồng). Điều đó cho thấy thủ đoạn gian lận của các cơ sở kinh doanh ngày càng tinh vi, táo bạo.

Những hành vi vi phạm chủ yếu như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa (phân bón) có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa; sản xuất, kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng; không đạt mức sai số định lượng cho phép; không đạt mức công bố tiêu chuẩn áp dụng; không đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định; không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hay không ghi tên thương nhân đầu mối gian xăng dầu trên biển hiệu đại lý. Hoặc, kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận đủ điều kiện đã hết hiệu lực. Không ít cơ sở sử dụng phương tiện đo có tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực, không có giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định theo quy định.

Nhiều nhất là việc làm thay đổi tình trạng kỹ thuật, đặc tính đo lường của phương tiện đo để điều chỉnh sai số của phương tiện vượt quá giới hạn cho phép, sử dụng nam châm để điều chỉnh thiết bị đã được lắp thêm trên dây xung để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn cho phép.

Trong năm 2013, đoàn kiểm tra đã phát hiện 4 doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm làm thay đổi tình trạng kỹ thuật, đặc tính đo lường trên 5 cột đo nhiên liệu điện tử, nhằm làm sai lệch kết quả đo thông qua việc lắp thêm thiết bị trên dây xung và đóng, ngắt nguồn điện cung cấp cho cột đo để xóa sai số của cột đo đã được phát hiện sai số (sai lệch kết quả đo đến +6,5% nhằm thu lợi bất chính). Điển hình như trung tuần tháng 6-2013, Chi cục Quản lý Thị trường phối hợp với Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh kiểm tra đã phát hiện cơ sở kinh doanh Thành Đạt (18 Lê Lợi, TP. Pleiku) bán hàng hóa (phụ tùng xe máy, tem) giả mạo nhãn hiệu Honda đã được bảo hộ tại Việt Nam. Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt 70 triệu đồng và buộc cơ sở tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 53.504.890 đồng. Trong tháng 7-2013, Đội Quản lý Thị trường số 1 đột xuất kiểm tra cửa hàng Hồng (109 Trường Chinh, phường Trà Bá). Qua kiểm tra phát hiện cơ sở có bán 5 máy cưa xích cầm tay nhãn hiệu STIHL và 5 thanh lam STIHL giả mạo nhãn hiệu máy cưa STIHL đã được bảo hộ tại Việt Nam.

 

Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành quyết định xử phạt 80 triệu đồng tịch thu 5 máy cưa xích STIHL MS 381 và 5 thanh lam STIHL (tổng trị giá tang vật là 40.912.745 đồng), đồng thời đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm nêu trên 3 tháng. Hoặc vụ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực và không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu theo quy định của Cửa hàng bán lẻ xăng dầu số 2-Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai (11 Quang Trung, thị xã An Khê). Ngày 25-6-2013, Đội Quản lý Thị trường lưu động đã tiến hành kiểm tra tại cơ sở này, kết quả kiểm tra phát hiện giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực và không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu theo quy định. Chi cục đã ban hành quyết định xử phạt 30 triệu đồng đối với 2 hành vi trên.

Để giải quyết dứt điểm những hành vi vi phạm, từng bước đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu, phân bón đảm bảo đúng pháp luật và an toàn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, năm 2014, UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục phổ biến cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện và quy định của pháp luật có liên quan để nhân dân chấp hành và không tự ý mở cửa hàng khi chưa được cấp phép. Sở Công thương phối hợp tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các cửa hàng về việc chấp hành quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu, phân bón của tỉnh; các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và phòng-chống cháy nổ. Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý Thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu, phân bón của các doanh nghiệp đầu mối, các tổng đại lý, các cơ sở kinh doanh, đại lý, dịch vụ vận chuyển các mặt hàng này, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.