Ia Hiao: Xóa bỏ hủ tục, vươn lên làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ đẩy mạnh cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã xóa bỏ nhiều tập tục lạc hậu, giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Xóa bỏ hủ tục
Ông Lê Thanh Hùy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hiao-cho biết, một trong những lý do khiến tỷ lệ hộ nghèo của xã trước đây còn cao là do người dân còn duy trì nhiều hủ tục như: chôn chung, thách cưới, tổ chức ma chay, cưới hỏi kéo dài gây tốn kém về công sức, thời gian và tiền của. Do đó, khi thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã đã thường xuyên tổ chức các buổi họp thôn, làng để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nếp sống văn hóa văn minh; xóa bỏ các tập tục lạc hậu. Đặc biệt, khi trong làng có người chết, tổ dân vận của xã đến động viên gia đình rút ngắn thời gian tổ chức tang lễ và thực hiện việc chôn riêng. “Những tập tục này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Jrai nơi đây nên chúng tôi xác định không thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều mà cần tuyên truyền, vận động thường xuyên, liên tục với phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Nhờ đó, sau 5 năm thực hiện cuộc vận động, đến nay, việc chôn chung và thách cưới đã được người dân hủy bỏ; thời gian tổ chức lễ cưới hỏi, tang ma đều được rút ngắn”-ông Hùy nhận định.
  Nhờ được hỗ trợ bò và kỹ thuật chăn nuôi, nhiều hộ dân xã Ia Hiao đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.T
Nhờ được hỗ trợ bò và kỹ thuật chăn nuôi, nhiều hộ dân xã Ia Hiao đã vươn lên thoát nghèo. Ảnh: H.T
Đặc biệt, xã Ia Hiao có 2 làng gồm Ma Hrai A và Ma Hrai B có khu nhà mồ nằm trong khu dân cư và ngay bên cạnh Trường Tiểu học Anh hùng Wừu. Do đó, từ năm 2013 đến nay, xã đã tổ chức 10 cuộc họp làng để tranh thủ sự hỗ trợ của già làng và người có uy tín. Sau nhiều năm nỗ lực, tháng 3-2018, người dân 2 làng cũng đã thực hiện xong các thủ tục di dời khu nhà mồ ra khỏi khu dân cư khoảng 1 km. Ông Ksor Yan (làng Ma Hrai A) cho biết: Tại khu nhà mồ cũ có 41 ngôi mộ chôn chung của 38 dòng họ người Jrai của 2 làng. Muốn di dời nhà mồ đi nơi khác, các dòng họ đều phải làm lễ bỏ mả. “Đây là vấn đề tâm linh, là tình cảm của người sống dành cho người thân đã mất nên ban đầu nhiều gia đình không đồng ý, dẫn đến quá trình vận động rất vất vả. Tuy nhiên, sau khi hiểu việc để khu nhà mồ sát khu dân cư sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe nên người dân 2 làng đã đồng ý di dời khu nhà mồ. Từ đó đến nay, khi có người thân chết, người dân ở 2 làng đều thực hiện chôn riêng tại khu nhà mồ mới”-ông Ksor Yan cho biết.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất
Cùng với vận động xóa bỏ hủ tục, xã Ia Hiao cũng đã vận động người dân thực hiện di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ra sau vườn; triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo. Theo đó, cán bộ Mặt trận và đoàn thể của xã trực tiếp “cầm tay chỉ việc” để giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất cho 4 hộ được chọn làm điểm cuộc vận động. Đến nay, cả 4 hộ nói trên đều đã thoát nghèo bền vững. Ông Rmah Xoa (buôn Ling A) chia sẻ: “Nhà mình có 6 người nhưng trước năm 2013 chỉ trông vào 8 sào mì, 2 sào lúa nên cuộc sống rất khó khăn. Đặc biệt, do chưa có kỹ thuật chăm sóc nên năng suất lúa đạt rất thấp. Từ năm 2015, sau khi được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ 1 con bò, gia đình đã nuôi lớn và bò đã đẻ được 1 con bê. Bên cạnh đó, được cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật và tham gia các lớp tập huấn, năng suất lúa tăng 7-10 bao lên 15-20 bao/vụ nên gia đình không còn lo thiếu đói nữa. Nhờ biết tiết kiệm chi tiêu nên đến nay gia đình đã xây được căn nhà chắc chắn để ở”.
Ngoài giúp đỡ 4 hộ làm điểm, hàng năm, xã Ia Hiao còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất; tận dụng các nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh, huyện để giúp người dân phát triển sản xuất. Chỉ tính từ đầu năm 2017 đến nay, xã đã cấp 52 con bò; trên 43 tấn phân bón; hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho 4 hộ, chuyển đổi nghề chăn nuôi cho 27 hộ; cấp 8,57 tấn gạo cứu đói và 67 tấn muối I ốt cho hộ nghèo. Đồng thời, mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi, các lớp cơ khí, điện dân dụng cho người dân trên địa bàn.
Xã còn vận động người dân tham gia cánh đồng lúa lớn 1 giống, sản xuất đúng thời vụ, sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao và cải tạo vườn tạp để cải thiện thu nhập. “Từ chỗ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa nước của người dân đạt 8-9 tấn/ha; nhiều hộ có thêm thu nhập nhờ trồng mì, mía có hiệu quả, biết cải tạo vườn tạp trồng rau xanh, cây ăn quả, bắp ngọt và các loại rau màu. Từ đó, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 28,9% (năm 2012) xuống còn 17,4% (cuối năm 2017). Đặc biệt, xã đang rà soát hộ nghèo và ước đến cuối năm 2018 sẽ có khoảng 40-45 hộ thoát nghèo. Khi đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã sẽ giảm còn khoảng gần 15%”-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Hiao cho biết.
Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.