"Già làng" ngành hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hầu như ở diễn đàn, hội nghị, hội thảo nông nghiệp nào, người ta cũng gặp một người đàn ông nước da nâu đen, to cao vạm vỡ, tóc bạc trắng, nói giọng Huế sang sảng... Đó là ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê.
Ông Bính hiện sống ở tổ dân phố 12, thị trấn Chư Sê. Là thân hữu với nhau ngót 10 năm, thế mà phải 3 lần điện thoại hẹn mới gặp nhau được. Đã ngoài 60 tuổi nhưng ông còn tham công tiếc việc lắm. Ngồi bên nhau trong khuôn viên vườn nhà, ông Bính vui vẻ kể: Ông tuổi Bính Thân (1956), quê gốc ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Vừa học hết phổ thông năm 1975, ông vào công tác ở Xã đội xã Thủy Bằng, chỉ huy rà phá bom mìn, khai hoang xây dựng cánh đồng. Năm 1977, ông đưa dân đi kinh tế mới vào điểm 5, huyện Chư Prông (nay thuộc xã Ia Blang, huyện Chư Sê). Năm 1978, ông về quê cưới vợ và đưa gia đình nhỏ vào đây cùng dựng xây tổ ấm trên vùng đất mới. Năm 1979, khi xã Ia Blang được thành lập, ông được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông nghiệp, rồi trở thành Chủ tịch UBND xã năm 1994.
  Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê Hoàng Phước Bính (trái) hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh cho cây hồ tiêu. (Ảnh nguồn internet)
Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê Hoàng Phước Bính (trái) hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh cho cây hồ tiêu. (Ảnh nguồn internet)
Ông Bính nhớ lại: Năm 1986, theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Chư Sê, ông tiên phong bán con bò đực giống làm vốn rồi dẫn một nhóm người cùng xã vào tận huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) mua giống hồ tiêu về trồng, mỗi nhà vài trăm trụ, quay nước giếng lên tưới. Cả xã chỉ 5-7 sào thí điểm. “Đất cũ đãi người mới”, tuy mọi người gần như tịt mù về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhưng hồ tiêu vẫn phát triển. Không dám mạo hiểm làm ăn theo kiểu vừa đi vừa dò đường, ông Bính khăn gói lặn lội vào tận miền Nam tìm gặp các nhà khoa học chuyên ngành nông nghiệp như Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Đỗ Trung Bình. Rồi ông lại ngược ra Hà Nội tìm gặp Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, mua sách hướng dẫn về để cùng bà con nông dân nghiên cứu và thực nghiệm. Sau 3 năm, cây hồ tiêu cho trái bói dày chi chít. Mừng vui không sao kể xiết. Được thể, ông vận động người dân trong xã Ia Blang cùng nhân giống ra trồng, cả đồng bào Jrai ở các làng lân cận. Cứ thế, cây hồ tiêu phát triển rộ trên khắp huyện, tỉnh lên đến hàng ngàn héc ta.
Năm 2008, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê ra đời, ông Hoàng Phước Bính chuyển về công tác tại đây. Hiện Hiệp hội có gần 1.700 hội viên tham gia với gần 3.500 ha hồ tiêu, gây dựng nên thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê nổi tiếng trong và ngoài nước. Năm 2012, ông Bính được Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam cấp bằng chứng nhận về nỗ lực tổ chức hội nhập kinh tế quốc tế ngành hồ tiêu.
Với kiến thức và kinh nghiệm dày dặn về hồ tiêu, ông đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội thảo giúp hội viên nâng cao hiểu biết về cách chăm trồng cây hồ tiêu. Ông cũng sẵn lòng giúp đỡ bà con mọi lúc mọi nơi, cả tư vấn qua điện thoại, website của Hiệp hội.
Tiếng lành đồn xa, ông Bính cùng Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và quốc tế đến nhiều địa phương trong nước như: Bình Phước, Quảng Trị, Đak Nông, Đak Lak… có lúc sang tận đất nước Chùa Tháp để tham quan, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm. Chẳng phụ thuộc vào văn bản khi phát biểu, ông được xem là nhà hùng biện về cây hồ tiêu!
Mấy năm trở lại đây, giá hồ tiêu xuống thấp, ông Bính khuyến cáo hội viên ngưng trồng mới, canh tác bền vững vùng tiêu đã có, tổ chức vào tổ hợp tác, hợp tác xã để hỗ trợ nhau trong sản xuất; kết nối cùng doanh nghiệp tìm đầu ra… Qua nhiều năm say mê công tác, ông đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen các cấp. Đặc biệt, ông là người đã góp công lớn để Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng bằng khen.
Trò chuyện với ông, thi thoảng điện thoại lại reo. Để không mất thời gian của ông, chúng tôi tạm chia tay. Ông liền leo lên chiếc xe máy cũ kỹ tưởng chừng không mang nổi chủ nhân. Xe nổ máy, tôi hỏi với theo: “Lại đi Pleiku à? Sao không đi xe khách cho tiện?”. Ông quay lại nhoẻn miệng: “Mình mà leo lên xe khách thì chiếm mất 2 chỗ của nhà xe mà tiền thì không tăng, tội họ. Đi xe này cho tiện ghé cơ quan này, cơ quan khác”.
Xe chuyển bánh, ông ngoái lại nở một nụ cười thật tươi.
An Sinh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.