Cho trẻ học chữ trước lớp 1: "Con dao hai lưỡi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù chỉ mới nghỉ hè nhưng nhiều phụ huynh đã nháo nhào rủ nhau “tầm sư” cho con  học chữ trước khi vào lớp 1. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy chính khóa của các trường học và được coi là “con dao hai lưỡi” đối với trẻ.

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có quy định nghiêm cấm dạy chữ cho trẻ Mầm non, dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 từ năm 2013 nhưng đến nay, tình trạng này vẫn diễn ra tràn lan và khó kiểm soát.

 

Nhiều phụ huynh đã cho con mình học chữ trước khi vào lớp 1 (ảnh minh họa).
Nhiều phụ huynh đã cho con mình học chữ trước khi vào lớp 1 (ảnh minh họa).

Mong con đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1

“Hôm nay, thằng cu nhà em đi học chữ ở nhà cô ngày đầu tiên. Cô nói cả lớp học thêm gần 10 đứa chỉ còn mình nó chưa biết viết, thậm chí chưa nhận diện được mặt chữ. Em lo quá. Học hành kiểu này lên lớp 1 thể nào cũng bị cô giáo mắng vốn học yếu, lại phải đi học kèm cho mà xem”-chị N.T.L. (TP. Pleiku) bày tỏ nỗi niềm với mấy chị hàng xóm về chuyện học chữ của cậu con trai vừa “tốt nghiệp mẫu giáo” được hơn 1 tuần. Chị M.T.T. góp chuyện: “Thêm bớt cái gì! Con bé nhà chị học chữ trước khi vào lớp 1 rồi học kèm các kiểu mà lên lớp 2 đã thấy đuối, đến nỗi không lấy được cái giấy khen cuối năm. Chị rút kinh nghiệm, đứa sau không cho học trước chương trình vì vào học chính khóa nó không thấy hào hứng do đã biết trước, lâu dần khiến nó lười”. Chị N.T.L. phản đối ngay: “Không cho học trước còn chết nữa. Vào năm học, cả lớp đọc thông viết thạo cả nên cô giáo không dạy chữ nữa, con mình biết làm sao?”.  

Tâm lý so sánh con mình với con nhà người ta, sợ con mình thua kém từng nét chữ và sợ cô giáo không dạy chữ khi trẻ vào lớp 1... là lý do vì sao tình trạng cho con đi học chữ trước lớp 1 vẫn cứ diễn ra. Có “cầu” ắt sẽ có “cung”. Những lớp học thêm ở bậc Tiểu học nói chung, dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 nói riêng vì thế mọc lên như nấm vào mỗi dịp hè mặc cho nỗ lực ngăn chặn của không chỉ riêng ngành GD-ĐT. Ông Nguyễn Đình Thức-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng GD-ĐT TP. Pleiku, khẳng định: “Chúng tôi đã gửi công văn yêu cầu các trường quán triệt đến tất cả giáo viên chấp hành nghiêm chỉnh quy định không tổ chức dạy thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Trong dịp hè, Phòng cũng sẽ phối hợp chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Chúng tôi khuyến cáo phụ huynh nên để trẻ vui chơi dịp hè để tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái khi vào năm học mới. Khi nhu cầu của phụ huynh không còn thì những lớp học thêm trái quy định sẽ tự biến mất. Ngoài ra, trong năm học, giáo viên nào dạy không đúng quy định chương trình, gợi ý cho trẻ Tiểu học đi học thêm, phụ huynh chỉ cần báo, chúng tôi sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm”.

Nhiều hệ lụy

Theo cô Nguyễn Thị Ái Phụng-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (TP. Pleiku), mong muốn con đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1 của phụ huynh đã nảy sinh nhiều áp lực cho nhà trường và giáo viên. “Việc dạy trước chương trình khiến trẻ không hào hứng với việc học trên lớp vì bản tính của trẻ là thích khám phá những điều mới mẻ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, rất nhiều trẻ biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 khiến giáo viên khó tìm phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Dạy từ những nét chữ đầu tiên cho học sinh chưa biết thì những trẻ đã học trước không biết làm gì, không chú ý bài học, gây ồn ào. Nhiều giáo viên vì thế chiều ý những học sinh được cho là khá-giỏi bằng cách dạy nâng cao, gây quá tải và bỏ qua với những học sinh học đúng chương trình, khiến các em này gặp khó khăn trong việc học chữ và theo kịp các bạn trong lớp. Tình trạng này khiến không ít trường phải đau đầu xử lý”-cô Phụng cho biết.

Cũng theo cô Phụng, việc cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 như “dao hai lưỡi”. “Khi học trước tuổi, trẻ buộc phải nỗ lực hơn những gì bản thân có thể nên dễ nảy sinh áp lực tâm lý. Nguy hại là khi trẻ không tiếp thu được bài sẽ dẫn đến tự ti, mặc cảm và thu mình lại. Hơn nữa, nếu việc học chữ không đúng chuẩn từng nét ngay từ đầu thì rất khó để uốn nắn về sau. Nhiều trẻ học chữ trước độ tuổi có thể phát huy khả năng ghi nhớ ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó khả năng tiếp thu của các em sẽ giảm dần. Nếu muốn trẻ làm quen với mặt chữ, phụ huynh chỉ nên cho trẻ quan sát, xem các con chữ là đồ chơi để phát huy trí nhớ chứ không nên ép trẻ đọc, viết trước”.

Hiện nay, nhiều phụ huynh cho con học chữ ngay trong chương trình mẫu giáo. “Nghiệp vụ dạy từng nét chữ đúng chuẩn là của giáo viên Tiểu học chứ không phải chuyên môn của các cô Mầm non. Do đó, Sở GD-ĐT tuyệt đối nghiêm cấm việc dạy chữ trong các trường Mầm non từ trường công lập cho đến tư thục nhưng nhiều trường vẫn vi phạm bởi phụ huynh đề nghị dạy chữ trước cho trẻ 5 tuổi để “vững vàng” vào lớp 1. Đương nhiên, chúng tôi nghiêm cấm các trường chiều theo ý phụ huynh vì nhiều lý do như: không đúng quy định, giáo viên Mầm non không có chuyên môn luyện chữ, khớp xương cổ tay của trẻ 5 tuổi chưa đủ sức để nắn nót từng nét chữ...”-bà Bùi Khoa Nghi-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết.

Ép trẻ học chữ trước độ tuổi đang bị đẩy lên như một phong trào. Đa số phụ huynh không nhận thức đầy đủ những nguy hại tạo nên những áp lực không đáng có cho nhà trường và đặc biệt là trẻ nhỏ.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.