Nay Ly-Trưởng thôn nhiệt tình, năng động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiệt tình, năng động và thường xuyên đi đầu trong mọi việc, giúp bà con trong buôn vươn lên thoát nghèo là những lời khen ngợi của dân làng dành cho Trưởng thôn Nay Ly (buôn Thức, xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa).

“Cầm tay chỉ việc”

Theo chân cán bộ truyền thông Ban Quản lý giảm nghèo huyện Krông Pa, chúng tôi đến thăm nhóm nuôi cá lồng trên sông Ba của 10 thành viên buôn Thức. Trong lồng cá rộng khoảng 100 m2 có rất nhiều loại cá như: thác lác, cá lóc, cá trê, cá lăng... Dù đã quá trưa nhưng Trưởng thôn Nay Ly và ông Rơ Ô Loát-thành viên của nhóm vẫn trần mình dưới cái nắng gắt để cho cá ăn. Trưởng thôn Nay Ly cho biết: “Từ trước đến giờ, bà con chỉ quen trồng mì, lúa 1 vụ và chăn nuôi bò chứ chưa bao giờ nuôi cá lồng trên sông. Đầu năm 2017, 10 hộ của buôn Thức được Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên hỗ trợ vốn và tập huấn nâng cao năng lực về nuôi cá lồng trên sông, bà con rất vui. Từ bỡ ngỡ ban đầu, nhiều hộ đã tự tin tham gia nhóm nuôi cá”.

 

Ông Nay Ly đang xay thức ăn cho cá. Ảnh: Đ.Y
Ông Nay Ly đang xay thức ăn cho cá. Ảnh: Đ.Y

Theo đó, dự án hỗ trợ 200 triệu đồng mua cá giống, máy xay thức ăn cho cá, nguyên-vật liệu làm lồng cá và thuyền đi lại. Hàng ngày, các hộ bỏ công chăm sóc, kiếm thức ăn cho cá. Công việc tiến triển thuận lợi, các hộ trong nhóm rất tích cực học hỏi về kỹ thuật làm lồng và nuôi cá trên sông. Trước khi tổ chức làm bè nuôi cá lồng, một số người đã đi học kinh nghiệm nuôi cá lồng của các hộ khác tại xã Ia Hdreh (huyện Krông Pa). Bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc”, chỉ sau 1 tháng bà con đã hoàn thành bè và mua cá giống về nuôi.

Việc nuôi cá lồng trên sông Ba không chỉ giúp cho các hộ nghèo trong buôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà đây còn là cơ hội thoát nghèo. “Năm trước không có cá để bán vì các thương lái mua nhiều, nhưng năm nay không hiểu sao họ lại mua ít. Người dân quanh năm với cây mì, lúa cạn, cuộc sống vô cùng khó khăn. Nếu đầu ra cho cá lồng trên sông thuận lợi thì đây sẽ là nguồn thu nhập chính để chúng tôi thoát nghèo”-ông Rơ Ô Loát tâm sự. Còn ông Rơ Ô Tieng-một hộ tham gia nhóm, cho biết: Theo quy định, 10 hộ tham gia thì phải có 3 hộ khá. Gia đình ông là hộ khá được xét tham gia vào nhóm. “Mình thấy bà con trong buôn rất chịu khó lao động nhưng vì thổ nhưỡng ở đây chỉ phù hợp với cây mì và chăn nuôi bò nên kinh tế kém phát triển. Vì vậy, việc tận dụng lợi thế mặt nước trên dòng sông Ba để nuôi cá lồng là rất phù hợp”-ông Tieng nói.

Hòa giải viên của làng

Bên cạnh tích cực đi đầu trong việc hỗ trợ bà con làm kinh tế, từ năm 2011 đến nay, được bà con bầu làm Trưởng thôn, ông Nay Ly luôn hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. “Mình thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để nắm bắt tâm tư tình cảm, hoàn cảnh sinh sống của mỗi gia đình. Chuyện gì xảy ra trong buôn thì mình cũng có mặt đầu tiên. Mình nắm chắc mọi chuyện, rồi cùng với Ban nhân dân thôn họp lại, phân tích, đánh giá sự việc để đưa ra cách giải quyết tốt nhất”-ông Nay Ly kể.

Đấy là việc chung của buôn, còn việc riêng mỗi nhà như chuyện vợ chồng mâu thuẫn, thanh niên xóm này xích mích với xóm kia, bố mẹ bắt con cái phải nghỉ học sớm, ông Ly đều dành thời gian tìm hiểu, gặp gỡ từng trường hợp để làm người hòa giải. Nhiều cặp vợ chồng mới cưới về ở với nhau chưa được bao lâu đã xảy ra mâu thuẫn, xô xát, ông Ly không chỉ khuyên giải mà còn tìm hiểu nguyên nhân, phân tích cặn kẽ đúng-sai. “Vợ chồng hiểu nhau rồi thì không còn mâu thuẫn, có thuận vợ thuận chồng mới bảo ban nhau làm ăn, kinh tế gia đình mới phát triển được”-ông nói vậy và ai cũng thấy có tình có lý.

 

Ông Hà Văn Vinh-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Ngọc: “Ông Nay Ly là một Trưởng thôn nhiệt tình, năng động. Ông luôn đi đầu trong mọi phong trào, tích cực chỉ giúp cho hộ nghèo cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo”.

Nhờ thế, dù đời sống kinh tế của người dân buôn Thức còn khó khăn nhưng các gia đình rất hòa thuận, bà con sống với nhau rất đoàn kết. Trong những lần họp buôn, bên cạnh phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ông Ly còn thường xuyên lấy gương sáng của các hộ trong buôn để tuyên truyền cho các hộ khác làm theo.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.