Nâng tầm thú chơi chim cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hội thi Tiếng hót chim chào mào là dịp để các câu lạc bộ chào mào trong tỉnh có thể gắn kết, giao lưu, học hỏi các câu lạc bộ ngoài tỉnh. Đây còn là dịp để các nghệ nhân phát huy tính đoàn kết, tương thân tương ái bằng hoạt động nhân đạo.

Sáng 15-3, Hội Chào mào tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Hội thi tiếng hót chim chào mào tại Trường Tiểu học Chu Văn An (TP. Pleiku). 7 giờ sáng đã có hàng trăm lồng chim đến đăng ký chuẩn bị cho hội thi bắt đầu vào lúc 9 giờ. Những chiếc lồng chim được chạm khắc tinh xảo và tiếng hót hàng trăm chú chào mào đã khuấy động cả một góc phố, rất nhiều người không tham gia tại hội thi cũng bị thu hút đã ghé vào chiêm ngưỡng và cổ vũ hội thi.

 

Quang cảnh hội thi. Ảnh: H.S
Quang cảnh hội thi. Ảnh: H.S

Tham gia hội thi, nghệ nhân Đỗ Trần Huy chia sẻ: “Để có một chú chim đủ yếu tố tranh tài, người chơi tốn rất nhiều công sức. Ban đầu phải sưu tầm hàng chục chú chim có ngoại hình đẹp, sau đó bỏ ra ít nhất một năm để thuần dưỡng. Khi chim đã thuần, người chơi sẽ sàng lọc để chọn chú chim có tố chất tốt nhất như: xiêng bọng, chớp cánh, sàng cầu bền bỉ, có khả năng dọa nạt chim cùng thi đấu”. Nghệ nhân Trần Quốc Trung-Hội phó Câu lạc bộ Chào mào phường Trà Bá (TP. Pleiku) cho hay: “Hội thi chào mào lần này quy tụ các nghệ nhân trên ba miền đất nước, chất lượng hội thi được đánh giá cao. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã phát động phong trào nhân đạo, khơi dậy tính nhân văn trong mỗi nghệ nhân. Sân chơi này là dịp đẩy mạnh phong trào chơi chim cảnh tỉnh nhà, là cơ hội để các nghệ nhân trên toàn quốc giao lưu, học hỏi và thắt chặt tình bằng hữu. Ngoài ra, các nghệ nhân còn được chiêm ngưỡng những chú chim hay, chim độc có giá trị từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là các chú chim đột biến có lông trắng, số lông trắng càng nhiều giá trị chim càng cao”.

Nhằm nâng cao tính chuyên môn và tính khách quan cho hội thi, tất cả thành phần Ban giám sát và Ban giám khảo đều là các nghệ nhân có uy tín tại các Câu lạc bộ Chào mào ngoài tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Lạt… Ông Trương Đình Hoàng-Trưởng ban giám sát hội thi đến từ TP. Hồ Chí Minh đánh giá: “Đội ngũ giám sát và giám khảo có chuyên môn tốt, qua đó tạo tâm lý thoải mái cho các nghệ nhân tham gia hội thi, tránh những bức xúc có thể gây ảnh hưởng xấu đến sân chơi vốn mang tính tao nhã, lành mạnh. Ngoài ra, khi tham gia hội thi các nghệ nhân ngoài tỉnh như tôi có thể tham quan và khám phá phong cảnh, con người tại Gia Lai”.

 

Ảnh: H.S
Ảnh: H.S

Hội thi lần này có tổng số 429 lồng dự thi, với 13 vòng thi đấu, trong đó 10 vòng sơ loại và 3 vòng chung kết. Cơ cấu giải thưởng khá hấp dẫn với giải nhất là một xe Honda Air Blade, giải nhì ti vi LG 42 inch, giải ba ti vi LG 32 inch và nhiều giải khác. Bên cạnh đó, 42 doanh nghiệp, các câu lạc bộ chào mào và anh em nghệ nhân tham gia hội thi đã quyên góp 60 triệu đồng tổ chức hoạt động từ thiện. Ông Trần Văn Tính-Chủ tịch Hội Chào mào tỉnh Gia Lai cho biết: “Trước lúc bắt đầu hội thi, Ban tổ chức hội thi và Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã trao 600 suất quà, mỗi suất trị giá 100.000 đồng bằng hiện vật cho trẻ em nhiễm chất độc da cam; 36 suất quà, mỗi suất trị giá 350.000 đồng cho người già không nơi nương tựa và 10 suất học bổng, mỗi suất trị giá 700.000 đồng cho các em học sinh nghèo, khuyết tật vượt khó”.

Kết thúc hội thi, giải nhất thuộc về nghệ nhân Ngô Thanh Hùng là chủ nhân chú chim cảnh mang số báo danh 168. Hội thi khép lại trong không khí vui tươi, hồ hởi. Không chỉ những nghệ nhân đoạt giải trong hội thi lần này mà những nghệ nhân ra về “tay trắng” ai cũng vui, bởi cái quan trọng nhất đọng lại sau hội thi chính là một sân chơi lành mạnh, qua đó các nghệ nhân có thể giao lưu học hỏi lẫn nhau, phát triển thêm mối thâm tình bằng hữu giữa các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Và, điều đặc biệt nữa là ngoài thú chơi ra, mỗi nghệ nhân đã có sự đóng góp để giúp đỡ những trẻ em nhiễm chất độc da cam, những người già neo đơn và trẻ em nghèo vượt khó có thêm nghị lực khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.