Đổi mới phương thức quản lý và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 23-3, tại Hà Nội, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban toàn quốc với 63 điểm cầu nhằm tổng kết công tác năm 2021. Ông Tô Anh Dũng-Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chủ trì tại điểm cầu chính.
Năm 2021, mặc dù chịu tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) đã chủ động, linh hoạt; có những điều chỉnh phù hợp và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để hỗ trợ cho các tổ chức PCPNN hoạt động và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án ở Việt Nam. Đến cuối năm 2021, có 484 tổ chức PCPNN đăng ký và được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, trong đó 6 tổ chức đăng ký hoạt động mới. Thông qua gần 2.620 hoạt động, dự án, các tổ chức PCPNN đã hỗ trợ và giải ngân cho nước ta gần 233 triệu USD, đạt trên 73% tổng nguồn vốn cam kết. Các lĩnh vực được quan tâm hỗ trợ triển khai thực hiện nhiều dự án là giải quyết các vấn đề xã hội, y tế và phát triển kinh tế-xã hội.
Quang cảnh Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phi chính phủ nước ngoài tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác phi chính phủ nước ngoài tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: Hà Duy
Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận về tình hình công tác PCPNN năm 2021 cũng như đề xuất, kiến nghị đối với công tác này trong năm 2022. Theo đó, đại diện các đơn vị đề nghị cần tăng cường chia sẻ thông tin, kết nối, giới thiệu đối tác; tăng cường đào tạo, tập huấn lực lượng triển khai công tác PCPNN; hoàn thiện cơ sở dữ liệu, cổng thông tin điện tử…
Tại Gia Lai, hiện có 26 tổ chức PCPNN hoạt động. Năm 2021, có 17 viện trợ PCPNN được triển khai trên địa bàn tỉnh, trong đó, các khoản viện trợ do UBND tỉnh phê duyệt là 11 khoản, tổng vốn cam kết toàn dự án là 3,7 triệu USD; các khoản viện trợ do bộ, ngành Trung ương phê duyệt là 6 khoản, tổng giá trị cam kết toàn dự án cho tất cả địa bàn thực hiện là 3,5 triệu USD. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ giải ngân các khoản viện trợ do UBND tỉnh phê duyệt đạt 86% tổng nguồn vốn cam kết. Các lĩnh vực tài trợ trên địa bàn tỉnh tập trung vào phát triển kinh tế-xã hội, y tế, các vấn đề xã hội, tài nguyên-môi trường và nông nghiệp; địa bàn viện trợ là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc các huyện có tỷ lệ hộ nghèo nhất tỉnh (gồm: Kông Chro, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa).
Kết luận hội nghị, ông Tô Anh Dũng đề nghị, thời gian tới, các tổ chức PCPNN, bộ, ngành, địa phương cần duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ủy ban; đổi mới phương thức quản lý và vận động viện trợ PCPNN để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN và vận động viện trợ PCPNN. Đồng thời, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát; theo dõi xu hướng, chuyển đổi mục tiêu viện trợ của các tổ chức PCPNN; đa dạng hóa nguồn viện trợ và phương thức vận động viện trợ PCPNN.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

(GLO)- Thời gian qua, việc tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với người dân đã được triển khai một cách hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu để nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong dân, từ đó tạo đồng thuận trong xã hội.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.