Trái cây của bầu Đức rộng đường qua Trung Quốc với cánh cửa Campuchia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, Campuchia đã đạt được thỏa thuận về việc cho phép xuất khẩu chuối sang Trung Quốc và lô hàng đầu tiên sau thỏa thuận này là của HAGL.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia có thể thấy rõ trong những năm gần đây. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD vào Campuchia trong các năm qua và trở thành nhà đầu tư số 1 vào quốc gia này. Một trong nhưng lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất là nông nghiệp khi ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc mở nhà máy chế biến tại Campuchia để xuất ngược trở lại Trung Quốc.  Mối quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia này đang mở ra cơ hội lớn cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vì diện tích trồng trái cây của doanh nghiệp của bầu Đức ở Campuchia là rất lớn.
Trung Quốc – Campuchia bắt tay và hành động của HAGL
Thương mại hai chiều giữa Campuchia và Trung Quốc tăng mạnh 21% trong năm 2017 để đạt tới 5,8 tỷ USD. Từ năm 2009 đến nay, Campuchia đã ký kết hơn 60 thỏa thuận ghi nhớ với Trung Quốc, thúc đẩy sự hợp tác trên một loạt các lĩnh vực từ nông nghiệp, trồng rừng, thủy sản cho đến chăn nuôi gia súc. Với sự hợp tác này mở ra cơ hội lớn cho HAGL xây dựng chiến lược tối ưu về đầu ra cho các sản phẩm trái cây của mình canh tác trên đất Campuchia.
Mới đây, tờ Phnompenh Post vừa đưa tin Campuchia và Trung Quốc đã chính thức đạt được thỏa thuận về việc cho phép xuất khẩu chuối sang Trung Quốc. Thỏa thuận được ký với sự chứng kiến của Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Xiong Bo với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Campuchia Veng Sakhon.
Lô hàng chuối xuất khẩu đầu tiên sau khi Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận là của HAGL.
Lô hàng chuối xuất khẩu đầu tiên sau khi Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận là của HAGL.
Theo ông Hean Vanhan, lãnh đạo ngành nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Campuchia, nông dân và các nhà xuất khẩu chuối Campuchia quan tâm tới thị trường Trung Quốc phải theo sát các hướng dẫn nghiêm ngặt về xuất khẩu. Qua đó, người trồng chuối và các nhà xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch mà phía Trung Quốc yêu cầu.
Đó là là lý do khiến việc xuất khẩu chuối sang Trung Quốc đã trải qua 3 năm đàm phán do các vấn đề kỹ thuật. Ông Vanhan cho biết chuối xanh Campuchia không đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc về chất lượng và hương vị, nên Campuchia sẽ nhập khẩu giống chuối vàng từ Trung Quốc và Philippines để trồng thay thế.
Ông cho biết Campuchia đã xuất khẩu chuối trồng tại Ratanakkiri sang Việt Nam, mặc dù diện tích trồng chuối này thuộc về một công ty Việt Nam. Chuối cũng được trồng tại các tỉnh Kratie và Kampot. Ông Vanhan cho biết ông chưa có số liệu chi tiết về diện tích trồng chuối tại Campuchia.
“Thỏa thuận này mở ra cánh cửa cho Campuchia xuất khẩu nhiều hơn các sản phẩm nông nghiệp ra thế giới”, ông Vahan nói.
Điều đáng nói, lô hàng xuất khẩu chuối đầu tiên từ Campuchia sang Trung Quốc là của HAGL. Sản phẩm được trồng tại tỉnh Ratanakkiri. Hiện công ty này sở hữu khoảng 1.000 ha diện tích trồng chuối tại các tỉnh Đông Bắc Campuchia thông qua 3 thành viên là Hoàng Anh Andong Meas, Hoàng Anh Romphat và Hoàng Anh Daun Penh Agrico.
Việc thỏa thuận xuất khẩu chuối được chính thức thông qua lần này có thể sẽ giúp HAGL càng tự tin hơn trong việc mở rộng đầu tư hơn vào các trang trại trồng chuối và cây ăn quả khác tại Campuchia để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường 1,3 tỷ dân Trung Quốc.
Diện tích trồng chuối của HAGL đang ngày càng mở rộng
Diện tích trồng chuối của HAGL đang ngày càng mở rộng
Thậm chí, với khoản vốn đầu tư mới nhận được từ công ty cổ phần Ôtô Trường Hải, HAGL quyết định rót thêm 42 triệu USD đầu tư thêm trang trại trồng chuối tại tỉnh Ratanakkiri. Khoản đầu tư mới sẽ giúp tập đoàn mở rộng thêm 5.000 ha diện tích và tăng cường sản lượng xuất khẩu chuối vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện nay.
Chuối đã trở thành nông sản thứ tư Campuchia được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc, sau ngô, sắn và gạo thành phẩm. Mặt hàng tiếp theo Campuchia kỳ vọng sẽ được cấp phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc là xoài. Đây cũng là loại trái cây HAGL có diện tích trồng rất lớn ở Campuchia. Rất có thể sản phẩm này cũng nối gót các lô hàng chuối thâm nhập thị trường tỷ dân này. Đồng thời Campuchia cũng là cứ điểm chiến lược để doanh nghiệp này mở rộng đường cho trái cây xuất khẩu.
Tại sao HAGL lựa chọn Trung Quốc?
Trong ĐHCĐ của HAGL, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT, cho rằng nhiều người sợ thị trường Trung Quốc nhưng riêng ông thì không. Bầu Đức cũng thừa nhận đã bị chất vấn rất nhiều về rủi ro của việc bán chuối sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, ông đánh giá chuối không có rủi ro do nhu cầu ăn hoa quả của một thị trường một tỷ dân vô cùng lớn.
“Thị trường tiêu thụ này hiện có rất nhiều quốc gia cung ứng, không riêng gì Hoàng Anh Gia Lai đại diện cho Việt Nam mà còn có Philippines và một số quốc gia Nam Mỹ nhưng cung vẫn không đủ cầu. Rủi ro duy nhất là họ không ăn chuối nữa” - bầu Đức nói.
Chanh dây đang là giải pháp ngắn hạn nhằm ổn định tình hình của HAGL trong giai đoạn cơ cấu nợ.
Chanh dây đang là giải pháp ngắn hạn nhằm ổn định tình hình của HAGL trong giai đoạn cơ cấu nợ.
Bầu Đức cho rằng việc ông tự tin như vậy là đã tìm ra quy luật để giải quyết đầu ra cho trái cây mà phép thử là thị trường Trung Quốc. Ông cho rằng cây ăn trái là nhu cầu hàng ngày, hấp dẫn nữa thì ai mà không ăn. Nhu cầu này tăng cao hàng này và khó dừng lại, nhất là đối với thị trường tỷ dân như Trung Quốc.
Tiếp đó, quy luật nào để tránh bị ùn ứ và trả về cũng được ông bầu phố núi này giải mã. Theo ông Đức nếu hàng ra đến Thượng Hải, Bắc Kinh, Đại Liên… tức những thành phố lớn, phát triển bậc nhất Trung Quốc, thì được xếp ngang hàng với chuẩn châu Âu, giá cao và không lo bị chèn ép. Còn hàng đi qua cửa khẩu theo đường tiểu ngạch thì giá rẻ hơn rất nhiều, do chất lượng, tiêu chuẩn không thể sánh bằng và vì thế cũng bị ép giá thậm chí trả về. Việc đi đường chính ngạch thì HAGL đủ sức làm được.
Ngoài ra, bầu Đức khẳng định, ưu thế của cây ăn trái nhiệt đới là vượt trội hoàn toàn so với trái cây xứ lạnh vì có quanh năm, ngay cả hương vị cũng hấp dẫn hơn nhiều. Nếu trái cây nhiệt đới đạt chuẩn mà bị bật ra thì chắc không trái cây xứ nào trụ nổi.
Nếu tìm ra quy luật rồi thì việc còn lại là xây dựng bài toán về giá, trước mắt là đối với mặt hàng chuối của HAGL. Theo bầu Đức, chuối của HAGL xuất bán một năm có hai khung giá, từ tháng 4 đến tháng 8 giá bán dao động 13.000 -14.000 đồng một kg. Còn những tháng lạnh (tức từ tháng 9 -10 trở đi đến tháng 2 - 3 năm sau) giá chuối lên rất cao, ở ngưỡng 22.000 - 23.000 đồng một kg. Lý do có 2 khung giá trong một năm là Trung Quốc có mùa đông kéo dài. Khi thời tiết lạnh dần và vườn cây đóng băng, thị trường này không có chuối để bán. Khan hàng nên giá đội lên gần gấp đôi so với mùa nóng.
Cái bắt tay tỷ đô của ông Trần Bá Dương và bầu Đức diễn ra thế nào? Thaco bơm gần 1 tỷ USD vào HAGL cho thấy cả hai doanh nghiệp đã sẵn sàng mở một cuộc chơi quy mô với nông nghiệp. Nhưng hành trình hai ông lớn này tìm đến với nhau khá bất ngờ.
Theo khảo sát của độ
Theo khảo sát của đội nghiên cứu HAGL, nhu cầu chuối của thị trường Trung Quốc là 15 triệu tấn mỗi năm. Trong khi đó, tập đoàn chỉ cung ứng được tối đa 240.000 tấn. Đó là lý do vì sao công ty nông nghiệp HNG (trực thuộc tập đoàn HAGL) vẫn liên tục mở rộng trồng chuối trong 2 năm qua. Từ lúc bắt đầu trồng đến khai thác là 9 tháng, những đợt sau 6 tháng thu hoạch, quay vòng vốn nhanh, hiệu quả rất cao và thị trường đang rộng mở.
Không chỉ chuối, thị trường Trung Quốc cũng đang tiêu thụ các sản phẩm như ớt và chanh dây của HAGL giúp đóng góp thêm hàng nghìn tỷ doanh thu cho tập đoàn này.
Sau khi sẩy chân với cao su, cọ dầu bầu Đức cho rằng những kế hoạch được xây dựng cho mảng trái ngày càng đạt được độ chính xác cao. Bởi lẽ các số liệu nông nghiệp dần hoàn thiện vì không còn dựa trên lý thuyết nữa mà tất cả đều căn cứ vào dữ liệu từ thực tiễn. Sau những chệch choạc ban đầu vì phải cơ cấu nợ cho tập đoàn, các sản phẩm ngắn ngày như ớt, chanh đã giúp tập đoàn ổn định trở lại.
Theo thỏa thuận ký kết mới đây, Thaco cam kết sẽ thu xếp để cơ cấu lại các khoản nợ vay tại công ty nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai, đồng thời đầu tư mở rộng diện tích trồng cây ăn trái, dự kiến trong năm 2019 và năm 2020 sẽ tăng từ 12.000 ha lên 30.000 ha, tập trung vào 4 loại cây chiến lược là chuối, thanh long, bưởi da xanh và mít. Trái cây có thể sẽ mở ra một chương mới trong quá trình kinh doanh của tập đoàn này.
Bình Nguyên (ZING.VNn)

Có thể bạn quan tâm