Xót xa hoàn cảnh người bà già yếu nuôi cháu mồ côi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người làng Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh 3 bà cháu nghèo khó, sống trong căn nhà quây tạm bằng mấy tấm tôn cũ. Đó là trường hợp của bà Amyoch, 72 tuổi và 2 cháu nội là Thom (7 tuổi), Thi (5 tuổi).
Bà Amyoch không cầm được nước mắt khi kể về cuộc đời mình: Năm 17 tuổi, bà bắt chồng. Khi đứa con đầu lòng được 3 tuổi thì chồng bà mắc bệnh qua đời. 5 năm sau, bà đi bước nữa và sinh được 2 người con. Và đến lượt ông cũng qua đời cách đây 25 năm.
Từ đó, bà ở vậy nuôi con. Song vì nhà nghèo lại không có đất sản xuất nên các con phải nghỉ học sớm để tìm kế mưu sinh. Các con xây dựng gia đình nhưng ai cũng nghèo khó nên cuộc sống của bà vẫn chẳng có gì thay đổi.
“Đầu năm 2013, thằng Anê đi làm thuê ở huyện Kông Chro rồi quen và lấy Hlong làm vợ. Hai vợ chồng ở với nhau được 5 năm, sinh 2 đứa con, rồi xảy ra xích mích. Vợ Anê bỏ đi một thời gian. Sau đó, nó lấy chồng khác. Buồn chán vì gia đình tan vỡ, Anê tự tử bỏ 2 đứa con nhỏ dại cho tôi”-bà Amyoch trải lòng.
Bà Amyoch cùng 2 cháu nội. Ảnh: Hà Tây
Bà Amyoch cùng 2 cháu nội. Ảnh: Hà Tây
Nói về 2 cháu Thom và Thi, bà Amyoch cho hay: “Tôi chỉ mong khi nào nhắm mắt xuôi tay, 2 cháu có người nuôi dưỡng”. Thấy hoàn cảnh 3 bà cháu khó khăn, cán bộ địa phương đã vận động bà cháu vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh để có điều kiện chăm sóc, học tập tốt hơn. Tuy nhiên, bà Amyoch bảo, khi nào bà không còn sức thì hẵng hay.
Hàng ngày, bà Amyoch dậy rất sớm ra suối bắt cá, tôm về cải thiện bữa ăn gia đình. Hôm nào được nhiều thì mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo. Có ngày bà Amyoch lại đi nhặt phân bò. Thu nhập ít ỏi nên 3 bà cháu bữa no, bữa đói qua ngày.  
Trao đổi với chúng tôi về hoàn cảnh gia đình bà Amyoch, anh Byuih-Phó Trưởng thôn Dơk Rơng-cho biết: “Chính quyền địa phương cũng dành sự quan tâm đến 3 bà cháu. Khi thì hỗ trợ gạo, khi thì ít tiền nhưng nói chung chẳng thấm tháp vào đâu. Chúng tôi thiết tha kêu gọi sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm để bà Amyoch vơi đi phần nào gánh nặng tuổi già, 2 cháu có điều kiện tiếp tục đến trường”.
Mọi sự giúp đỡ cho 3 bà cháu xin liên hệ anh Byuih-Phó Trưởng thôn Dơk Rơng, số ĐT: 0377558851 hoặc Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).
HÀ TÂY

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.