Chương trình vệ sinh và nước sạch nông thôn: Nhân văn, thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, được sự ưu tiên đầu tư của Nhà nước, điều kiện vệ sinh gia đình ở vùng nông thôn trong tỉnh đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp so với cả nước. Chính vì vậy, Gia Lai là 1 trong 21 tỉnh được thụ hưởng “Chương trình vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” thông qua nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016-2020.
Đây là chương trình mang đậm tính nhân văn, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh khu vực nông thôn và thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, các đơn vị thực hiện gồm: Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và PTNT đã rất nỗ lực để chương trình đạt mục tiêu đề ra.
Cụ thể, đến năm 2020, toàn tỉnh có 30 xã được công nhận vệ sinh toàn xã, đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chí: có 70% gia đình có nhà tiêu cải thiện; 80% gia đình có điểm rửa tay có xà phòng hoặc sản phẩm thay thế; tất cả các trường học, trạm y tế của 30 xã có công trình cấp nước và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có điểm rửa tay hoạt động.
Công trình cấp nước sạch tại xã Ia Me (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Diệp
Công trình cấp nước sạch tại xã Ia Me (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã hoàn thiện. Ảnh: Nguyễn Diệp
Mới đây, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020. Theo đó, năm 2019, chương trình được triển khai trên địa bàn 8 xã của 7 huyện: Đak Đoa, Mang Yang, Đức Cơ, Phú Thiện, Chư Sê, Chư Pưh và Ia Grai. Kết quả, có 7/8 xã đạt đầy đủ các tiêu chí, xã còn lại tiêu chí nhà tiêu gia đình không đạt.
Năm 2020, chương trình tiếp tục được triển khai tại 9 xã của 7 huyện, thị xã: Chư Păh, Chư Prông, Mang Yang, Kbang, Phú Thiện, An Khê và Đức Cơ. Theo đó, các đơn vị thực hiện chương trình đã đề ra nhiều giải pháp, quyết tâm đạt mục tiêu có 9 xã được công nhận vệ sinh toàn xã với các tiêu chí: có 70% gia đình có nhà tiêu cải thiện; 80% gia đình có điểm rửa tay có xà phòng hoặc sản phẩm thay thế; tất cả các trường học, trạm y tế của 9 xã có công trình cấp nước và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, có điểm rửa tay hoạt động.
THÙY CHI

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.