Pleiku: Khó xử lý các điểm tập kết rác tự phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù ngành chức năng TP. Pleiku (Gia Lai) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền và mở rộng phạm vi thu gom rác thải, song tình trạng rác thải tập kết tự phát vẫn diễn ra gây mất mỹ quan đô thị.

Rác thải tập kết trên đường Cao bằng đoạn qua đồi thông Diên Phú. Ảnh: Nhật Hào
Rác thải tập kết trên đường Cao bằng đoạn qua đồi thông Diên Phú. Ảnh: Nhật Hào

Có mặt tại đường Cao Bằng đoạn qua đồi thông Diên Phú (xã Diên Phú, TP. Pleiku), chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy trên tuyến đường vừa được nhóm bạn trẻ trên địa bàn TP. Pleiku tổ chức thu gom rác thải sạch sẽ cách đây gần 1 tuần nay đã lại xuất hiện 2 đống rác khá lớn, bốc mùi hôi thối. Ngoài rác thải sinh hoạt còn có rác thải xây dựng, thậm chí là xác động vật. Ông Nguyễn Tài (thôn 3, xã Diên Phú) bức xúc: “Do khu vực này không có nhà ở nên người dân thường lén đổ rác. Họ không chỉ đổ bên vệ đường đoạn qua đồi thông mà còn đổ vào cả vườn cà phê của tôi. Bức xúc lắm nhưng không bắt được tận tay. Mong chính quyền địa phương có hình thức theo dõi hoặc xử phạt để ngăn chặn tình trạng đổ rác bừa bãi như thế này”.

Thường xuyên qua lại tuyến đường Cao Bằng, ông Nguyễn Bá Năng-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông) chia sẻ: “Từ nhà tôi đi lên TP. Pleiku nếu đi qua đường Cao Bằng sẽ nhanh hơn nhiều so với đi qua quốc lộ 19B lên Hàm Rồng. Do vậy, tôi thường xuyên qua lại tuyến đường này, nhưng lần nào cũng phải đi ngang nơi tập kết rác tự phát bốc mùi hôi thối. Theo tôi, TP. Pleiku nên có giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề này”.

Trong khi đó, dù nằm ngay trung tâm TP. Pleiku nhưng trên tuyến đường Nguyễn Trung Trực cũng xuất hiện khá nhiều điểm tập kết rác tự phát gây ô nhiễm môi trường. Chỉ tính từ ngã ba Lê Thánh Tôn-Nguyễn Trung Trực đi vào khoảng hơn 100 m có đến 5 điểm tập kết rác ở 2 bên đường. Theo anh Nguyễn Văn Phú (số 3 Nguyễn Trung Trực), tình trạng này đã diễn ra cách đây hơn 3 năm; đa phần do người dân từ nơi khác mang đến đổ lén. Nhiều lần không chịu được mùi hôi, những hộ dân sống ở khu vực này đã tổ chức đốt và cắm biển cấm đổ rác. Công ty cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai cũng nhiều lần cho xe cơ giới tới thu gom nhưng rồi đâu lại vào đó. “Chúng tôi thấy rất khó chịu vì không chỉ là rác thải sinh hoạt mà còn có cả xác động vật nên rất ô nhiễm. Vì vậy, chính quyền địa phương và Công ty cần có hướng giải quyết phù hợp để người dân không vứt rác thải bừa bãi, sớm trả lại môi trường trong sạch cho khu dân cư”-anh Phú bày tỏ.

Nói về vấn đề này, ông Trần Đức Đệ-Tổ trưởng tổ dân phố 3 (phường Hội Phú) phản ánh: Trên địa bàn có một số điểm tập kết rác thải của Công ty cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai nhưng người dân nhầm đó là bãi đổ rác nên dẫn đến tình trạng đổ rác bừa bãi, gây ô nhiễm. Phường Hội Phú và tổ dân phố 3 cũng đã tuyên truyền đến người dân nhưng hiện nay lại có tình trạng người dân ở tổ khác đến đổ trộm vào ban đêm dẫn đến tồn đọng rác và gây khó khăn cho Công ty trong việc thu gom. Riêng đối với những điểm tập kết rác tự phát khác như trên đường Nguyễn Trung Trực-đoạn từ ngã ba Lê Thánh Tôn đi vào thì đa phần do người dân ở nơi khác lén đổ trộm. Vì thế, dù đã tăng cường tuyên truyền nhưng cũng chỉ nâng cao được ý thức của người dân trong tổ chứ không thể giải quyết được tình trạng đổ trộm rác trên một số tuyến đường.

Hiện nay, trên một số tuyến đường của TP. Pleiku cũng xuất hiện khá nhiều điểm tập kết rác tự phát. Chỉ cần dạo một vòng quanh các tuyến đường chính trên địa bàn TP. Pleiku, không khó để bắt gặp hình ảnh những điểm tập kết rác thải tự phát như bãi tập kết rác tại ngã tư Nguyễn Thiếp-Phan Đình Phùng; ngã tư làng Ngol (phường Trà Bá), ngã ba hẻm 367 Nguyễn Viết Xuân-Lương Định Của, ngã ba Nguyễn Bá Ngọc-Lý Chính Thắng và rải rác 2 bên đường Út Tịch, Lương Định Của, Nguyễn Bá Lại, Lê Thánh Tôn. Mặc dù chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền và cắm biển cấm đổ rác nhưng nhiều người dân thiếu ý thức vẫn lén đổ rác tạo thành điểm tập kết rác tự phát. Thậm chí, có điểm tập kết rác mọc ngay bên cạnh biển cấm đổ rác hoặc được di dời đến một địa điểm mới cách địa điểm cũ không xa. Quy mô các điểm tập kết rác này tuy nhỏ nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị.

Trao đổi với P.V, ông Trần Minh Thành-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Công trình Đô thị Gia Lai-cho biết: Hiện nay, Đội thu gom rác thải của Công ty có 190 công nhân, thực hiện thu gom rác trên phạm vi 22/23 xã, phường. Trung bình mỗi ngày, đơn vị thu gom 150 tấn rác các loại, chiếm 80% rác thải trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rác thải tập kết tự phát tại một số tuyến đường trong trung tâm thành phố là do người dân thiếu ý thức, giao rác không đúng nơi và thời gian quy định. Riêng những điểm tập kết rác tự phát xa trung tâm phần lớn là do ít có nhà dân sinh sống nên người dân đã lén đổ trộm vào ban đêm, trong đó chủ yếu là rác thải xây dựng. Tuy nhiên, những điểm tập kết rác tự phát này nằm ngoài phạm vi thu gom của đơn vị nên không thể thu gom thường xuyên. “Gìn giữ vệ sinh môi trường là vấn đề chung của toàn xã hội. Vì vậy, chúng tôi mong chính quyền các xã, phường cần tích cực tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân; vận động người dân giao rác đúng nơi và thời gian quy định; tăng cường xử phạt theo quy định của Chính phủ để hạn chế tình trạng bỏ rác tự phát gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng cần xây dựng các chuyên mục tuyên truyền để nâng cao ý thức gìn giữ vệ sinh môi trường”-ông Thành kiến nghị.


 

Nhật Hào
 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).