Chư Pah: Xôn xao vụ vỡ hụi tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 21-4, Công an huyện Chư Pah (Gia Lai) cho biết đang tiến hành xác minh làm rõ vụ vỡ hụi xảy ra trên địa bàn. Theo thông tin ban đầu, hàng chục người dân đã đóng hụi tổng cộng hàng tỷ đồng nhưng chưa lấy lại được, trong khi chủ hụi thì mất hút.
Tối 19-4, hàng chục người dân ở thị trấn Phú Hòa và các xã Hòa Phú, Ia Khươl… tập trung tại nhà ông Trần Thanh Tùng (thôn 4, xã Hòa Phú) để đòi nợ. Thời điểm này, căn nhà của ông Tùng đã đóng cửa nhưng nhiều người vẫn vây kín và lớn tiếng yêu cầu ông Tùng ra gặp để viết giấy nợ. Trong đó, một số người định lấy vật dụng trong nhà ông Tùng để trừ nợ. Sau hơn 3 giờ vây quanh ngôi nhà của ông Tùng, chỉ đến khi lực lượng Công an có mặt hướng dẫn làm các thủ tục pháp lý người dân mới chịu giải tán.
  Căn nhà của ông Trần Thanh Tùng hiện đã đóng cửa. Ảnh: V.N
Căn nhà của ông Trần Thanh Tùng hiện đã đóng cửa. Ảnh: V.N
Trong ngày 20-4, Công an huyện Chư Pah đã mời những người liên quan đến làm việc để xác minh vụ việc. Trong số này, nhiều người đã làm đơn tố cáo ông Tùng có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền đóng hụi của họ. Theo đó, từ nhiều năm qua, vợ chồng ông Tùng là chủ của nhiều chân hụi. Hàng tháng, vợ chồng ông thu gom tiền của những người chơi hụi rồi ghi vào sổ sách, sau đó sẽ giao tiền cho người được hốt hụi. Ông Tùng và vợ được hưởng khoản hoa hồng dựa theo số tiền đóng hụi. Khoảng giữa năm 2018, khi người vợ đi nước ngoài định cư thì một mình ông Tùng trực tiếp làm việc này.          
Theo những người chơi hụi, các năm trước, vợ chồng ông Tùng luôn chi trả đều đặn cho các chân hụi. Tuy nhiên, từ cuối năm 2018, khi nhiều người đến kỳ hốt hụi thì ông Tùng viện các lý do để kéo dài thời gian chi trả. Bà Phạm Thị Hạnh (thôn Tân Lập, xã Ia Khươl) cho hay, đầu năm 2018, bà Hương (vợ ông Tùng) rủ bà tham gia một chân hụi. Vì tin tưởng vợ chồng ông Tùng bao năm làm ăn uy tín nên bà Hạnh cùng con gái đã đóng 2 chân hụi, mỗi chân 2 triệu đồng/tháng từ tháng 1-2018. Mỗi dây hụi mà bà Hạnh tham gia còn có 15 người khác.
Đến tháng 11-2018, sau khi đã đóng 44 triệu đồng cho ông Tùng, đến lượt bà Hạnh và con gái hốt hụi. Tuy nhiên, ông Tùng đkhông giao tiền cho bà Hạnh mà hẹn lần lữa với nhiều lý do khác nhau. “Khi thì ông Tùng nói là đợt này giao tiền hụi cho người khác, rồi sau sẽ đến lượt tôi, khi thì nói chờ vợ ở bên Úc lo xong công chuyện rồi sẽ về trả lại tiền chứ không còn người đóng hụi nữa. Nhiều lần tôi gọi điện nhưng ông Tùng không bắt máy. Đến chiều 19-4, tôi thấy đông người tụ tập ở trước cổng nhà ông Tùng nên đến xem thì mới biết nhiều người cũng bị như mình”-bà Hạnh bức xúc.
Cũng như bà Hạnh, chị Huỳnh Thị Liên (thị trấn Phú Hòa) cũng tham gia 2 dây hụi, 1 dây 3 triệu đồng và 1 dây 5 triệu đồng/tháng. Mỗi dây hụi mà chị Liên tham gia có 11 người khác cùng chơi. Vì có người quen giới thiệu nên chị Liên tin tưởng đóng tiền hụi đều đặn từ năm 2017. Thực tế, vợ chồng ông Tùng vẫn chi trả tiền cho chị Liên mỗi dịp đến hạn, thời gian quá hạn cho phép là 10 ngày. Nhưng từ cuối năm 2018, khi đã đóng 83 triệu đồng và đến lượt hốt hụi, chị Liên đến lấy tiền thì ông Tùng đưa ra nhiều lý do để khất nợ. Chiều 19-4, chị Liên đến nhà gặp ông Tùng để yêu cầu ông này viết giấy nợ ghi rõ thời gian trả lại số tiền cho chị. Tuy nhiên, ông Tùng không đồng ý. Sau đó, ông Tùng đóng cửa và mất hút khiến chị Liên tá hỏa, phải trình báo lực lượng Công an. 
Trao đổi với P.V, Đại tá Dương Văn Tuấn-Trưởng Công an huyện Chư Pah-cho biết: Đơn vị đang làm việc với những người chơi hụi để nắm rõ cụ thể số người chơi cũng như số tiền mà họ đã đóng cho ông Tùng. Công an huyện cũng hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục đúng pháp luật, tránh các hành vi phá hoại, cưỡng đoạt tài sản.
 LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.