Vụ mua bán đất công ở Gia Lai:Dấu hiệu làm giả giấy tờ mua đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo xác minh của cơ quan chức năng, tờ giấy mua bán đất ghi năm 2003 giữa bà Đoàn Thị Xý và ông Rmah Tèo chỉ được Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long sản xuất từ năm... 2013 trở đi.
Ngày 4.2, Báo điện tử Dân Việt có bài “Gia Lai: Cần xử lý tình trạng chiếm đất công, cản trở tái định cư”, phản ánh việc bà Đoàn Thị Xý (trú tại thôn Phú An, xã Ia Le, huyện Chư Pưh) chiếm giữ đất công, cản trở các hộ tái định cư, UBND huyện đã tổ chức đối thoại nhiều lần nhưng bà Xý không chấp hành và tiếp tục khiếu kiện. Mới đây, bà Đoàn Thị Xý đã thừa nhận việc làm của mình là sai trái, vi phạm pháp luật và xin tự nguyện rút đơn khiếu nại.
Bà Đoàn Thị Xý trong buổi đối thoại với UBND huyện Chư Pưh
Theo tìm hiểu của PV, diện tích bà Xý tranh chấp thuộc quỹ đất công 60ha, do UBND tỉnh Gia Lai thu hồi của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn vào năm 2008, giao cho địa phương quản lý để bố trí tái định cư, quy hoạch giao thông, công trình công cộng. Khi UBND huyện Chư Pưh thực hiện quy hoạch, bố trí tái định cư cho người dân đã bị bà Xý ngăn cản, khiếu kiện. 
Bà Xý cho rằng vào năm 2003, bà đã nhận chuyển từ ông Rmah Tèo (trú làng Ia Bia, xã Ia Le) một lô đất có diện tích 125m x 120m mặt tiền quốc lộ 14, việc mua bán có làm giấy viết tay, không có xác nhận của chính quyền. Tuy nhiên, theo xác minh của cơ quan chức năng, năm 2003 ông Rmah Tèo không có đất tại khu vực thôn Ia Bia, xã Ia Le.
Ngoài ra, ngày 22.2, Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long TP.HCM cũng có văn bản xác nhận mẫu giấy có in logo “Điểm 10” (mẫu giấy bà Xý dùng để mua bán đất với ông Rmah Tèo) chỉ được công ty sản xuất từ năm 2013 trở đi. Như vậy bà Xý làm giấy mua bán đất sau năm 2013, sau thời điểm UBND tỉnh Gia Lai ra quyết định thu hồi đất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn giao cho huyện quản lý, nhưng lại ghi mua bán năm 2003.
Bà Xý ký đơn xin rút khiếu nại về đất đai 
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, bà Đoàn Thị Xý đã nhận sai, tự nguyện viết đơn xin rút khiếu nại gửi đến UBND tỉnh Gia Lai, Công an tỉnh Gia Lai, Viện KSND tỉnh Gia Lai...
Bà Xý cũng tự nguyện gỡ bỏ các nội dung nhạy cảm, kêu gọi người dân ủng hộ cho việc làm sai trái của mình trên trang facebook cá nhân; đồng thời cam kết không tái phạm và chấp nhận xử phạt cảnh cáo.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Quang Thái – Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh, cho biết: “Huyện đang giao cho các cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi, nếu bà Xý tiếp tục có hành vi cản trở, vi phạm pháp luật về đất đai thì sẽ tổ chức cưỡng chế và xử lý theo quy định, bao gồm cả việc làm giả giấy tờ mua bán đất”.  
Đặng Trung Kiên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.