Các bộ, ngành trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- * Kiến nghị: Cử tri phản ánh việc ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) còn chậm. Kiến nghị các bộ, ngành liên quan sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 để xử lý nhanh nợ xấu, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tín dụng và cho khách hàng, đạt được hiệu quả cao hơn”.
NHNN sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tích cực chỉ đạo, triển khai Nghị quyết số 42 (ảnh minh họa nguồn internet)
NHNN sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tích cực chỉ đạo, triển khai Nghị quyết số 42 (ảnh minh họa)
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời:
Xác định xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng nhằm xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động, tích cực triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, trong đó:
- Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; trong đó yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi nhánh NHNNg quán triệt và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể liên quan tới việc thực hiện Nghị quyết số 42.
- Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu, NHNN đã ban hành: (i) Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14-8-2017 sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 6-9-2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC cho phù hợp với quy định tại Nghị quyết số 42; (ii) Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 1-8-2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng; (iii) Thông tư số 04/2018/TT-NHNN ngày 12-3-2018 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng; (iv) Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18-5-2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh NHNNg; (v) Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 5-1-2018 về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022. 
- Phổ biến, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 tới toàn thể các đơn vị của NHNN và các TCTD tại các hội nghị công tác hàng năm của ngành Ngân hàng; đồng thời, tiếp tục yêu cầu các TCTD phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; tăng cường công tác quản lý rủi ro và thực hiện các giải pháp kiểm soát nợ xấu mới phát sinh; định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất báo cáo NHNN tình hình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 để theo dõi, giám sát.
- Chỉ đạo NHNN-Chi nhánh tỉnh, thành phố: (i) yêu cầu các chi nhánh TCTD và Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an toàn trong hoạt động; (ii) có văn bản về việc cảnh báo nợ xấu đối với các QTDND có nợ xấu vượt mức cho phép; (iii) tập trung thanh tra, giám sát công tác tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý thu hồi nợ, phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
- Yêu cầu các TCTD rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ và xử lý nợ xấu.
Với trách nhiệm là cơ quan đầu mối triển khai Nghị quyết số 42, NHNN đã có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bộ, ngành) các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND tỉnh, thành phố) để chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và chức trách được giao tại Nghị quyết số 42. Đến nay, hầu hết các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 42. Nhìn chung, kế hoạch triển khai của các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố bám sát tinh thần của Nghị quyết số 42 và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, cụ thể như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29-9-2017 hướng dẫn Điều 9 Nghị quyết 42/2017/QH14;
- Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) đã ban hành Công văn số 3022/TCTHADS-NV1 ngày 15-8-2017 chỉ đạo triển khai Nghị quyết trong toàn hệ thống cơ quan Thi hành án Dân sự;
- Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 4604/BTC-TCT ngày 20-4-2018 chỉ đạo Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, hướng dẫn thực hiện chính sách liên quan đến thuế theo quy định tại Nghị quyết số 42;
- Bộ Công an và 37/63 UBND tỉnh, thành phố đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn phối hợp trong công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42.
- Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghi quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018, hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân để triển khai thực hiện các chính sách tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, dù được cấp ủy, chính quyền sở tại ủng hộ và đánh giá cao về mặt chủ trương của Nghị quyết số 42, nhưng công tác triển khai và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực tế còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, đặc biệt là liên quan đến công tác thu giữ tài sản bảo đảm, hoạt động thi hành án dân sự, giải quyết tranh chấp tại tòa án liên quan đến xử lý nợ xấu...
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tích cực chỉ đạo, triển khai Nghị quyết số 42 nhằm hỗ trợ các TCTD trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ để đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.
Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

Tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản hưởng lương 24-35 triệu đồng/tháng

(GLO)- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai vừa có công văn về phối hợp triển khai kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản đợt 2/2024 với mức lương từ 24 đến 35 triệu đồng/tháng theo thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước.