Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm tạo điều kiện để các cấp, các ngành đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2018, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội vừa tổ chức Hội thi “Tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo bền vững”.

Hội thi thu hút 17 đội đại diện cho 17 huyện, thị xã, thành phố với các phần thi sôi động. Màn chào hỏi vô cùng ấn tượng thông qua các bài thơ, hò vè, hát múa. Các tiểu phẩm cũng được đầu tư, dàn dựng công phu xung quanh chủ đề thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, như: “Hồi sinh” của huyện Chư Sê, “Nghèo còn gặp eo” của huyện Chư Prông, “Tiêu chí bình xét hộ nghèo” của huyện Phú Thiện, “Quyết tâm thoát nghèo” của huyện Krông Pa… Qua phần thi tiểu phẩm, các đội đã khái quát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững để tuyên truyền, bổ trợ kiến thức pháp luật cơ bản về công tác giảm nghèo và những kỹ năng xử lý tình huống để thực hiện chính sách hiệu quả.

 

Đội Chư Sê tại hội thi. Ảnh: Đ.Y
Đội Chư Sê tại hội thi. Ảnh: Đ.Y

Kết quả, đội thi huyện Chư Sê đạt giải nhất với tiểu phẩm “Hồi sinh”. Nhân vật chính của tiểu phẩm là linh hồn của 2 người vì nghèo đói mà chết. Xuống âm phủ, Diêm Vương hỏi nguyên nhân và được biết họ chết do không biết cách làm ăn, lười lao động, uống rượu nhiều. “Vậy ý nguyện của các ngươi là muốn ở lại âm phủ hay quay về trần gian?”-Diêm Vương hỏi. Và cả 2 linh hồn đều mong muốn trở về trần gian để lo làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Diêm Vương đồng ý cho 2 linh hồn “hồi sinh” và đầu thai vào 2 hộ nghèo nhất ở một làng vùng sâu, nếu không nỗ lực thoát được nghèo sẽ tiếp tục bị đày xuống âm phủ.

Kết quả là nhờ chịu khó làm ăn, lại được Nhà nước hỗ trợ nên 2 hộ này đã thoát nghèo. Chị Vũ Thị Hà-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Chư Sê cho biết, tiểu phẩm được dàn dựng với mục tiêu khái quát các vấn đề đang tồn tại ở địa phương. Bên cạnh nhiều hộ nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo, thì vẫn còn một bộ phận người nghèo, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, thông điệp mà cả đội muốn gửi gắm qua tiểu phẩm này đó là: “Chỉ có tự nỗ lực vươn lên thì mới nhanh chóng thoát nghèo”.

Trong khi đó, đội thi huyện Krông Pa đem đến hội thi tiểu phẩm “Quyết tâm thoát nghèo”. Ông Nguyễn Văn Hường-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Krông Pa, chia sẻ: “Krông Pa là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính yếu là điều kiện khí hậu, đất đai ở đây khắc nghiệt, người nghèo không thể vươn lên thoát nghèo chỉ trong một sớm một chiều. Nhưng nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nghèo đã nỗ lực vượt lên khó khăn đăng ký thoát nghèo”.

Đội huyện Chư Prông thì mang đến hội thi tiểu phẩm “Nghèo còn gặp eo”. Chị Hoàng Thị Truật-cán bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xã Ia Phìn (huyện Chư Prông) cho biết, tiểu phẩm phản ánh tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động, giúp bà con cảnh giác trước thủ đoạn của kẻ xấu.

Nhận xét về hội thi, ông Lê Văn Thành-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trưởng ban tổ chức hội thi, cho rằng: “Qua hội thi, các đội đều nhận thức cơ bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo. Đây cũng là đợt cao điểm bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ, tuyên truyền viên về thực hiện đối thoại chính sách giảm nghèo liên quan đến hộ nghèo và người nghèo tại cộng đồng. Chúng tôi hy vọng, sau hội thi, mỗi cán bộ, tuyên truyền viên sẽ làm tốt hơn nữa công tác giảm nghèo; vận động người nghèo, hộ nghèo phát huy khả năng chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước”.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.