Tết tràn vào… lớp học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước thềm Xuân mới Mậu Tuất 2018, nhiều trường học trong tỉnh Gia Lai đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, giúp học sinh cảm nhận rõ phong vị của Tết cổ truyền để từ đó thêm yêu, thêm tự hào về nét đẹp văn hóa dân tộc.

Bước vào tuần đầu tiên của tháng Chạp, các phòng học tại Trường Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương (APC) Gia Lai đều được khoác lên mình chiếc áo mới. Ai nấy đều háo hức với những chậu hoa mai, hoa đào bằng giấy đến những tranh ảnh, chùm pháo bằng vỏ lon nước ngọt được tạo nên từ những đôi tay khéo léo, sự sáng tạo của các em học sinh các khối từ Tiểu học đến THCS và THPT. Không gian tươi mới hơn, hứng thú học tập dường như cũng theo đó tăng thêm.

 

Học sinh Trường APC Gia Lai trang hoàng lớp học để đón Tết.  Ảnh: H.Y
Học sinh Trường APC Gia Lai trang hoàng lớp học để đón Tết. Ảnh: H.Y

Điều quan trọng hơn là các cô cậu học trò dù đang được định hướng phát triển theo mô hình giáo dục hiện đại để trở thành những “công dân toàn cầu” vẫn sẽ cảm nhận rõ ràng nét đẹp của những phong tục truyền thống của Tết Việt. “Lớp em làm hoa mai ngoài cửa lớp, dán câu đối và làm cả chậu hoa đào trong lớp để đón Tết. Các bạn còn viết nhiều lời chúc năm mới trong thiệp để treo lên cây nữa”-không giấu được niềm hân hoan, vừa trang trí lớp các em học sinh lớp 2A vừa tranh nhau khoe sản phẩm của lớp mình. Ngoài ra, các em sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, bịt mắt đập niêu, nhảy sạp… Tất cả đã mở ra một không gian rộn ràng của những ngày Tết xưa ở các vùng miền trên quê hương Việt Nam.

Những năm gần đây, phong trào trang trí trường lớp chuẩn bị cho Tết được nhiều trường học trong toàn tỉnh hưởng ứng sôi nổi. Thế nhưng, về quy mô của phong trào này thì phải kể đến các trường học bậc Mầm non. Được biết đến với đội ngũ giáo viên “khéo tay hay làm” đứng đầu ngành, giáo viên các trường Mầm non đã biến cả khuôn viên trường thành một hội chợ ngập tràn sắc xuân với nhiều sản phẩm trang trí độc đáo và ấn tượng. Đây là năm thứ 2 Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku) tổ chức hội chợ với tên gọi “Xuân yêu thương”.

Theo cô Trần Thị Thủy-Hiệu trưởng nhà trường, ngay năm đầu tiên tổ chức, hoạt động này đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng không chỉ với các bé mà cả với các bậc phụ huynh. “Để các bé cảm nhận rõ hơn về phiên chợ quê ngày Tết, năm nay, tất cả các gian hàng được thiết kế dân dã với mành tre, câu đối, rổ mây tre đan và các đồ thủ công. Các cô giáo vào vai người bán hàng sẽ mặc trang phục truyền thống như những cô bán hàng xén. Còn phụ huynh sẽ dắt bé tham quan và mua sắm”. Đến với hội chợ, các bé sẽ được giới thiệu gian hàng chợ quê đặc trưng của ngày Tết cổ truyền, được xem các cô gói bánh chưng, được tham gia các trò chơi dân gian...  Đồng thời, nhà trường sẽ tổ chức chương trình từ thiện giúp trẻ phần nào hiểu được những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống để từ đó mở rộng tấm lòng yêu thương, giúp đỡ các bạn nhỏ nghèo khó.

 

Chị Cáp Thị Hải Đường-phụ huynh Trường Mầm non Hoa Hồng (TP. Pleiku): “Đưa con đến trường những ngày này mới thấy, không chỉ con trẻ mà ngay cả lòng mình cũng rộn ràng, cảm nhận Tết đã đến rất gần rồi”.

Không chỉ trường vùng thuận lợi, các trường vùng khó cũng có cách riêng để tổ chức cho học sinh đón một cái Tết cổ truyền thật ý nghĩa. Thầy Phạm Quốc Tuấn-Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Đak Rong (huyện Kbang), cho biết: “Mọi năm, nhà trường tổ chức gói bánh chưng, vừa tặng vừa tuyên truyền cho cả học sinh và phụ huynh về ngày Tết cổ truyền. Năm nay, nhà trường xuất chuồng 2 tấn heo, trước khi nghỉ Tết vào ngày 24 tháng Chạp sẽ phát cho mỗi em khoảng 3 cân để cùng bố mẹ cải thiện bữa ăn ngày Tết. Lứa heo này do thầy và trò chăm sóc từ đầu năm học bằng nguồn hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân cho học sinh Bahnar vùng khó. Dịp này, trường cũng tổ chức thi nhảy aerobic và văn nghệ để tạo không khí vui tươi, giúp các em gắn bó với trường lớp, không bỏ học sau kỳ nghỉ Tết”.

Những nỗ lực mang Tết vào trường học như thế là việc làm rất ý nghĩa cần được nhân rộng, giúp các em học sinh thực sự cảm nhận và hiểu để yêu hơn, ý thức hơn trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.

Hải Uyên

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.