Cái giá của vượt biên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ảo vọng về cuộc sống sung sướng nơi xứ người cộng với nghe theo lời tuyên truyền xuyên tạc của bọn phản động nên một số người đã trót vượt biên ra nước ngoài. Khi nhận ra tất cả chỉ là lời lừa phỉnh, dối trá của bọn phản động, họ trở về với nỗi đau tinh thần và thể xác.

Khoảng tháng 6-2016, anh Rah Lan Mlơih (30 tuổi, ở làng Hăng Ring, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) nghe một người lạ trên facebook nói về cuộc sống sung sướng tại Thái Lan, đau bệnh chữa trị không mất tiền. Tin lời, Mlơih bán xe máy được 8 triệu đồng, trốn gia đình, làm hộ chiếu nhập cảnh sang Campuchia, sau đó qua Thái Lan với mục đích chữa bệnh. Khi đặt chân đến đây, Mlơih mới nhận ra mình bị lừa phỉnh. Với gương mặt tiều tụy, Mlơih kể về những tháng ngày sống khổ cực: “Ở đó vất vả lắm. Lừa phỉnh, dối trá hết. Tôi đau bệnh mà không có tiền nên không dám tới bệnh viện. Tôi nhớ mẹ, nhớ gia đình mà không biết phải liên lạc như thế nào để quay về”-Mlơih chia sẻ.

 

Rah Lan Mlơih cùng mẹ làm vườn.                                                      Ảnh: L.A
Rah Lan Mlơih cùng mẹ làm vườn. Ảnh: L.A

Tại Thái Lan, trong căn nhà trọ chật chội, thiếu ăn, thiếu nước sinh hoạt, Mlơih làm nhiều nghề để kiếm sống, chịu sự chèn ép của người lạ. Không người thân thuộc, công việc nặng nhọc khiến bệnh tình của Mlơih ngày càng nặng thêm. Tháng 12-2016, Mlơih bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì nhập cư quá thời hạn, bị phạt 5 triệu đồng và bị giam 8 ngày. Ngày 6-5-2017, được sự giúp đỡ của chính quyền Việt Nam và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Thái Lan, anh được hồi hương. Gặp lại con, bà Rơh Lan Poong (mẹ Mlơih) như cởi bỏ được nỗi lo lắng bấy lâu. Bà Poong nhớ lại: “Sáng ra ngủ dậy thì không thấy thằng Mlơih đâu nữa. Mấy ngày sau, có người nói nó trốn đi Thái Lan. Tôi buồn lắm. Giờ nó về, tôi thường khuyên nó ở nhà giúp mẹ đi rẫy, làm vườn, chăn bò. Cảm ơn chính quyền đã giúp đỡ Mlơih được trở về”.

Chị Rmah H’Oan (31 tuổi, ở làng Tốt Biớch, thị trấn Chư Sê) cũng mới trở về đoàn tụ bên người thân. Khoảng tháng 1-2015, H’Oan buồn chuyện gia đình. Cùng lúc ấy, chị nghe lời xúi giục của người lạ nên trốn đi cùng 2 người làng sang Thái Lan với chi phí 17 triệu đồng. Vừa đặt chân đến đất Thái, cả 3 bị Cảnh sát bắt vì nhập cư trái phép. Thời gian trong trại tạm giam, H’Oan bị những kẻ xấu đánh đập. Hiện tại, sức khỏe của H’Oan vẫn còn yếu và có biểu hiện mất trí nhớ. Anh Siu Lan (chồng chị H’Oan) chia sẻ: “Lúc vợ đi thì tôi không biết. Giờ trở về bị đau nên tôi buồn lắm”.

 

Thực hiện thỏa thuận 3 bên giữa Việt Nam-Campuchia-UNHCR, từ năm 2015 đến nay, tại Gia Lai, 90 người dân tộc thiểu số vượt biên đã được giúp đỡ trở về quê hương.

Từ bỏ người thân, buôn làng, những người vượt biên tìm đến “miền đất hứa” với ảo tưởng về một cuộc sống giàu có, không lao động, để rồi cái họ nhận lại là sự đau khổ, ly tán, bệnh tật nơi xứ người. Trung tá Phan Thanh Hải-Phó Trưởng Công an huyện Chư Sê, cho biết: “Qua tiếp xúc với những người mới trở về, chúng tôi được biết, nhiều người vượt biên sang Thái Lan, Campuchia có cuộc sống rất khổ cực và đang muốn quay về. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện, giúp đỡ những người hồi hương ổn định cuộc sống. Còn những ai tiếp tục nghe theo bọn phản động FULRO, tiếp tay tuyên truyền, lôi kéo, chống phá chính quyền, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc sẽ bị trừng trị theo quy định pháp luật”.

Lê Ánh

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).