Vụ rừng Lơ Pang bị tàn phá: Hơn 21 m3 gỗ đã bị đốn hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi nhận được thông tin Báo Gia Lai phản ánh rừng Lơ Pang bị tàn phá, UBND huyện Mang Yang đã tập trung lực lượng để điều tra làm rõ vụ việc. Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng đã xác định hơn 21 m3 gỗ đã bị đốn hạ.
 

Chiều 12-7, ông Nguyễn Như Phi-Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho biết, đã có kết quả kiểm tra bước đầu vụ phá rừng tại xã Lơ Pang mà Báo Gia Lai Điện tử đã phản ánh. Theo ông Phi, sau khi tiếp nhận thông tin, ông đã chỉ đạo lực lượng chức năng tổ chức truy quét lâm tặc trên địa bàn xã Lơ Pang.

 
Một khúc gỗ sơn bị “vương vãi” trên đường vận chuyển. Ảnh: Văn Ngọc
Một khúc gỗ sơn bị “vương vãi” trên đường vận chuyển. Ảnh: Văn Ngọc

Theo ông Phi, trong đợt truy quét, cơ quan chức năng của huyện đã không còn phát hiện hoạt động của lâm tặc và gỗ tập kết tại hiện trường vì đã được chuyển đi. Hiện trường chỉ còn lại ván bìa, mạt cưa, các gốc cây đã bị cưa hạ. Qua thông tin từ người dân và Trưởng thôn Hlim, UBND huyện xác định có 3 hộ dân trong thôn đã khai thác gỗ tại tiểu khu 527 thuộc rừng cộng đồng thôn Hlim và tiểu khu 528 thuộc lâm phần của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Chiêng. Ủy ban nhân dân huyện Mang Yang cho hay, đây là 3 hộ gia đình khó khăn về nhà ở nên cộng đồng dân cư đã hỗ trợ ngày công khai thác gỗ, vận chuyển về làm nhà. Biết không được phép khai thác gỗ trái phép nên 3 hộ dân này cùng người dân thôn đã không trình báo vì sợ cơ quan chức năng sẽ không cho.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang, qua kiểm đếm, tại tiểu khu 527, đoàn kiểm tra phát hiện 16 cây gỗ lại bị chặt hạ với tổng khối lượng gần 20 m3. Trong đó số gỗ đã cưa, xẻ và vận chuyển đi là 10,6 m3, còn lại hiện trường 8 cây và lóng gỗ có khối lượng 9,3 m3 không sử dụng được. Tại tiểu khu 528 thuộc rừng sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Chiêng quản lý, đoàn kiểm tra phát hiện 2 cây gỗ bị cưa hạ với khối lượng 1,5 m3.

Cây gỗ mới bị đốn hạ còn chảy nhựa chưa được lấy đi. Ảnh: Văn Ngọc
Gốc gỗ lớn với đường kính hơn 1 mét nằm chỏng chơ. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với P.V về vấn đề này, ông Nguyễn Như Phi cho biết: “Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo đóng cửa rừng nên phá rừng là sai rồi, bất kể là làm gì. Nếu các lực lượng nắm địa bàn phát hiện sớm báo cáo cho huyện thì sẽ có hướng hỗ trợ chứ không để các hộ này vì khó khăn về nhà ở mà phá rừng trái phép như vậy. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát chặt chẽ các mô hình rừng cộng đồng trên địa bàn, đồng thời sẽ đề xuất với tỉnh có phương án hỗ trợ các trường hợp hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở”.

Về phía Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang, khi được hỏi về trách nhiệm của cơ quan bảo vệ rừng trong vụ việc này, Hạt trưởng Nguyễn Long Sơn cho hay: “Kiểm lâm địa bàn và UBND xã không báo cáo có phá rừng thì làm sao Hạt biết được để kiểm tra, xử lý. Khi nào có báo cáo phá rừng mà Hạt không xuống kiểm tra thì mới là chịu trách nhiệm, chứ như thế này thì cùng lắm cũng chỉ rút kinh nghiệm thôi”.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.