Thông tin bất ngờ về "những món đồ gỗ khủng" tại chùa Linh Phước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những bộ bàn ghế gỗ, phản, sập gỗ được trưng bày tại chùa Linh Phước (phường 11, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đang “dậy sóng” trên mạng xã hội đều là những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và không phải tài sản của chùa.

Vừa qua, trên các group, fanpage mạng xã hội facebook lan truyền một số hình ảnh kèm status nói về một số sản phẩm đồ gỗ trưng bày trong khuôn viên chùa Linh Phước.


Bộ phản bằng gỗ sao dài 15 mét xác lập kỉ lục Việt Nam được trưng bày trong chùa Linh Phước - Đà Lạt.
Bộ phản bằng gỗ sao dài 15 mét xác lập kỉ lục Việt Nam được trưng bày trong chùa Linh Phước - Đà Lạt.

Ngay sau khi đăng tải, những status này đã nhận được hàng nghìn lượt like và hàng trăm lượt chia sẻ. Đa phần, những bình luận trong các bài viết đều nghi ngờ về nguồn gốc của những sản phẩm bằng gỗ bên trong chùa Linh Phước. Đặc biệt, trước tình hình mưa lũ đang "hoành hành" tại miền Trung thì càng làm cho cư dân mạng "phẫn nộ" khi nhà chùa lại "sở hữu" những sản phẩm bằng gỗ khủng như vậy.

Để tìm hiểu rõ về việc này, ngày 19/10, phóng viên Dân Việt đã có mặt tại chùa Linh Phước và tận mắt chứng kiến sản phẩm như trong những tấm ảnh trên mạng. Trao đổi với phóng viên, sư thầy Thích Hạnh Định, Trị sự chùa Linh Phước cho rằng: "Bản thân tôi đã đọc được những bài viết này trên mạng xã hội. Tuy nhiên người đọc cần tìm hiểu rõ những người viết bài là ai, xu hướng viết bài trên facebook của họ là gì, và mục đích của họ như thế nào. Nhưng đó là quyền riêng tư của họ, đến nay đã có Luật an ninh mạng, tôi cũng không hiểu cơ quan chức năng có biết và xử lý hay không".


Trị sự chùa Linh Phước – Thích Hạnh Định chia sẻ với phóng viên Dân Việt.
Trị sự chùa Linh Phước – Thích Hạnh Định chia sẻ với phóng viên Dân Việt.

Cũng theo thầy Thích Hạnh Định, những sản phẩm trưng bày bên trong chùa Linh Phước đều là của người dân bên ngoài sưu tầm và gửi trong chùa. Việc này giúp cho các phật tử, khách tham quan có địa điểm tham quan, chụp ảnh khi đến chùa. Khi những sản phẩm này có người mua, chủ nhân sẽ cúng dường ít nhiều để chùa tu sửa, nhang khói.


Một du khách tham quan (đội mũ) vào khu trưng bày hỏi giá một số sản phẩm bàn ghế trong sáng 19/10.
Một du khách tham quan (đội mũ) vào khu trưng bày hỏi giá một số sản phẩm bàn ghế trong sáng 19/10.

Lấy ví dụ về bộ phản 2 tấm bằng gỗ sao dài 15 mét, rộng mỗi tấm 1,2 mét được trưng bày trong chùa, thầy Hạnh Định cho biết, đây là bộ phản của người dân gửi và có nguồn gốc rất rõ ràng. Sản phẩm được người dân đấu giá từ Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa và đưa về chùa gửi đã từ rất lâu.


Theo Trị sự chùa Linh Phước, những sản phẩm trừng bày trong chùa đều có nguồn gốc rõ ràng.
Theo Trị sự chùa Linh Phước, những sản phẩm trừng bày trong chùa đều có nguồn gốc rõ ràng.

"Sản phẩm "Song tùng bách hạc" đăng trên các status đã được chụp cách đây khoảng 10 năm. Phía sau của bức ảnh còn những bộ giàn giáo, đó là thời điểm thi công tác phẩm điêu khắc này. Đặc biệt, người chụp ảnh bên những sản phẩm đó, tôi khẳng định không phải người của chùa Linh Phước. Đã là sản phẩm bất hợp pháp thì không thể nào Tổ chức kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục được", thầy Thích Hạnh Định cho biết.


Hình ảnh sản phẩm
Hình ảnh sản phẩm "Song tùng bách hạc" được chụp cách đây khoảng 10 năm. Những giàn giáo phía sau được sử dụng để viết kinh lên sản phẩm bằng gỗ.

Trị sự chùa Linh Phước cũng cho rằng, người dân sử dụng mạng xã hội cũng cần kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ các bài viết. Đặc biệt khi người dân đang phải gồng mình chống bão lụt hay trước khi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước.

Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.