Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Nằm lì ở Ba Đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ giữa năm 2021 đến nay, các phóng viên, cộng tác viên Báo Thanh Niên đã có nhiều chuyến công tác, ghi nhận việc tàu thuyền trung quốc vẫn neo đậu dài ngày, tại một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
“Nếu như giữa năm 2021, các tàu cá Trung Quốc tập trung hàng trăm chiếc, cao điểm lên đến gần 300 chiếc tại bãi Ba Đầu, thì đến nay chỉ có khoảng 30 chiếc nằm lì ăn vạ trong bãi”.
“Nhẵn mặt từ mấy năm nay”
Đó là khẳng định của nhiều thuyền trưởng tàu cá của huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) thường xuyên đánh bắt thủy sản ở cụm đảo Sinh Tồn, và cho biết thêm: “Số neo đậu phía ngoài và tản mát ở các khu vực lân cận khoảng gần 100 chiếc. Tất cả đều là tàu dân binh Trung Quốc và chúng tôi đã nhẵn mặt từ mấy năm nay”.
 
Nhóm tàu dân binh Trung Quốc neo đậu trong bãi Ba Đầu
Nhóm tàu dân binh Trung Quốc neo đậu trong bãi Ba Đầu
Bãi Ba Đầu thuộc lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, nằm cách đảo Sinh Tồn Đông (do bộ đội Lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân đóng giữ) khoảng 8 hải lý (gần 15 km). Đây là rạn san hô lớn nhất cụm đảo Sinh Tồn và là điểm mút đông bắc của cụm, nhìn từ trên cao xuống, giống hình chiếc lưỡi cày.
“Bãi Ba Đầu thường chìm sâu dưới nước khoảng 1,5 - 2 m. Khi thủy triều xuống và nước cạn, đá san hô trong bãi Ba Đầu mới lúp xúp nổi lên ngang mặt nước. Đặc biệt, ở rìa cánh cung bên trái phía tây bãi Ba Đầu, khi thủy triều xuống, sẽ nổi lên 2 bãi cát nằm gần nhau, mỗi bãi dài khoảng 50 m, rộng 10 m giống như sân bóng đá mini”, đại tá Nguyễn Đức Thắng, nguyên Phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân, cho biết và nhấn mạnh: “Bãi Ba Đầu là vòng cung chắn giữ toàn bộ phía bắc cụm đảo Sinh Tồn nên có vị trí chiến lược rất quan trọng về phòng thủ. Đây cũng là nơi tập trung nhiều loài thủy hải sản quý hiếm, nên ngư dân Việt Nam coi là ngư trường truyền thống từ rất nhiều năm nay”.
 
Mặc dù thời tiết tốt, sóng yên biển lặng nhưng các tàu cá dân binh Trung Quốc không hoạt động
Mặc dù thời tiết tốt, sóng yên biển lặng nhưng các tàu cá dân binh Trung Quốc không hoạt động
Năm 2014 - 2015, sau khi hoàn tất việc xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên các bãi đá cưỡng chiếm của Việt Nam, phía Trung Quốc đã tăng cường sự hiện diện của các loại tàu (trong đó nhiều nhất là tàu cá) tại quần đảo Trường Sa. Ở các bãi cạn không người, đặc biệt là bãi Ba Đầu, họ cho neo đậu từ vài đến hàng chục tàu cá, cả cũ kỹ lẫn mới đóng.
Từ cuối năm 2020, tàu cá Trung Quốc xuất hiện nhiều ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, và đầu năm 2021 các tàu này neo đậu dày đặc ở bãi cạn Ba Đầu (thuộc phạm vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, H.Trường Sa, Khánh Hòa).
 
Một người trên tàu dân binh Trung Quốc câu cá trên thuyền gỗ
Một người trên tàu dân binh Trung Quốc câu cá trên thuyền gỗ
Xâm phạm chủ quyền của Việt Nam
“Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và nội dung Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc”, ngày 25.3.2021, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã cực lực phản đối, và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
 
Các tàu dân binh Trung Quốc đậu sát nhau như kết bè trong bãi Ba Đầu. Phía ngoài luôn có 1 - 2 tàu neo riêng, làm nhiệm vụ cảnh giới
Các tàu dân binh Trung Quốc đậu sát nhau như kết bè trong bãi Ba Đầu. Phía ngoài luôn có 1 - 2 tàu neo riêng, làm nhiệm vụ cảnh giới
Do bị Việt Nam và các quốc gia khác phản đối dữ dội và nhất là sự cương quyết, kiên trì xua đuổi, ngăn chặn của các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, các tàu cá Trung Quốc neo đậu dài ngày tại khu vực bãi Ba Đầu đã giải tán, di chuyển đến các khu vực khác, chỉ để lại vài chục chiếc neo đậu rải rác trong khu vực.
Số khác di chuyển, phân tán ra các bãi ngầm Đức Hòa, Bình Sơn, đá Bia, An Bình… Các tàu cá này tập trung nhiều ở bãi Ken Nan - nằm phía tây bãi Tư Nghĩa (Huy Gơ), nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ tháng 2.1988 và hiện đã xây dựng trái phép căn cứ hiện đại trên đó.
 
Bãi cát rìa cánh cung bên trái, phía tây bãi Ba Đầu luôn có tàu dân binh Trung Quốc neo sát cạnh
Bãi cát rìa cánh cung bên trái, phía tây bãi Ba Đầu luôn có tàu dân binh Trung Quốc neo sát cạnh
“Các tàu này là tàu dân binh có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc”, một cán bộ kiểm ngư cho biết và khẳng định: “Chủ công ở khu vực Ba Đầu là đội hình tàu dân binh mang chữ hiệu Quỳnh Tam Sa được đóng mới rất hiện đại. Từ đầu năm 2022, các tàu Quỳnh Tam Sa di chuyển về neo đậu, bảo vệ quanh các căn cứ của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa như Xu Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Vành Khăn… và đi theo hộ tống các tàu thăm dò dầu khí, nghiên cứu biển của Trung Quốc. Khi có tình hình, chúng cơ động ngay về khu vực”.
 
Sau một thời gian bị phản đối phải di tản bớt, hiện tại tàu cá dân binh Trung Quốc bắt đầu tập trung trở lại ở bãi Ba Đầu
Sau một thời gian bị phản đối phải di tản bớt, hiện tại tàu cá dân binh Trung Quốc bắt đầu tập trung trở lại ở bãi Ba Đầu
Trong tháng 4 - 5.2022, khi tới khu vực bãi cạn Ba Đầu và quan sát bằng thiết bị chuyên dụng từ đảo Sinh Tồn Đông, chúng tôi ghi nhận khoảng 15 - 17 tàu cá dân binh Trung Quốc co cụm trong bãi ngầm. Mặc dù thời tiết tốt, sóng yên biển lặng, nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn neo đậu nằm yên ở các vị trí có luồng ra vào bãi. Hãn hữu lắm mới thấy vài ngư dân Trung Quốc chèo thuyền nhỏ thả lưới, bắt cá ăn hằng ngày. (còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Trần Trường Sa - Hằng Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.