Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Hung thần 'trâu điên'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở các căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên những bãi đá ngầm của Việt Nam tại Trường Sa, có những chiếc xuồng tuần tra cao tốc Trung Quốc trang bị vũ khí rượt đuổi tàu thuyền đi ngang qua. Ngư dân Bình Thuận, Quảng Ngãi gọi đó là 'trâu điên'…
Ông Trần Quang Phố (50 tuổi, ở xã Long Hải, H.Phú Quý, Bình Thuận) là thuyền trưởng tàu BTh-96689 TS, đã có thâm niên gần 30 năm đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa, kể: Không chỉ đánh bắt, mà chỉ cần vào gần căn cứ Trung Quốc khoảng 4 - 5 hải lý (7 - 9 km) là y như rằng họ lao xuồng cao tốc ra rượt đuổi. Xuồng chạy rất nhanh, chớp đèn hú còi ầm ĩ. Binh lính trên xuồng mặc quần áo rằn ri, đội mũ sắt, lăm lăm súng.
 
Xuồng cao tốc số hiệu 12, chở quân nhân Trung Quốc từ căn cứ quân sự trong bãi Huy Gơ ra đẩy đuổi, đe dọa tàu Việt Nam đi ngang qua
Xuồng cao tốc số hiệu 12, chở quân nhân Trung Quốc từ căn cứ quân sự trong bãi Huy Gơ ra đẩy đuổi, đe dọa tàu Việt Nam đi ngang qua
Cách đây mấy năm, chiều 30.5.2016, tàu cá BTh-96689 TS chạy từ đảo Phan Vinh sang đảo Đá Đông A, ngang qua đá Châu Viên (bãi đá của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ tháng 2.1988 và phía Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo, căn cứ quân sự có quy mô và tầm quan trọng nhất trong số 7 bãi đá mà họ cưỡng chiếm của Việt Nam tại Trường Sa), cách khoảng 10 hải lý (hơn 18 km) thì bị xuồng cao tốc Trung Quốc chạy ra gọi loa bắt dừng lại.
Thấy thuyền trưởng Phố tăng tốc độ, binh lính Trung Quốc ngồi trên xuồng chĩa súng đe dọa và áp sát khoảng 3 - 4 m, tìm cách áp mạn nhảy lên. Hơn 1 giờ đồng hồ vòng tránh, tàu BTh-96689 TS mới thoát khỏi sự truy đuổi ngang ngược của xuồng cao tốc Trung Quốc, vào trong bãi Đá Đông.
 
Các quân nhân Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu đi gần bãi Châu Viên
Các quân nhân Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu đi gần bãi Châu Viên
Ngư dân Trần Quang Tài (25 tuổi, ở Long Hải, H.Phú Quý, Bình Thuận), đi tàu BTh-96435 TS, cho biết khi phát hiện tàu câu gần căn cứ trên bãi ngầm, xuồng cao tốc Trung Quốc lao ra đuổi tàu ra xa, xong mới quay lại chạy vòng quanh các thuyền câu nhỏ, tạo sóng lớn nguy hiểm...
 
Cần cẩu hạ xuồng cao tốc tại bãi Gạc Ma
Cần cẩu hạ xuồng cao tốc tại bãi Gạc Ma
Từ đầu năm 2020, khi các tàu cá Trung Quốc tràn xuống Trường Sa và... “ăn vạ” ở các bãi đá Gạc Ma, Huy Gơ, Ga Ven, các tàu cá Việt Nam đánh bắt hải sản gần các tàu cá Trung Quốc cũng bị xuồng cao tốc chở lính Trung Quốc vũ trang, từ căn cứ chạy ra rượt đuổi, đe dọa.
 
Quân nhân trên xuồng mang súng trường tấn công QBZ-95, có gắn ống phóng lựu
Quân nhân trên xuồng mang súng trường tấn công QBZ-95, có gắn ống phóng lựu
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở mỗi căn cứ quân sự do Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, đều có 1 đội xuồng cao tốc từ 2 - 5 chiếc. Mỗi chiếc xuồng này dài khoảng 7 m, có gắn 4 máy 1.000 mã lực, được trang bị thiết bị liên lạc sóng cực ngắn - đèn hiệu và súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm). Trên xuồng thường duy trì 7 - 8 quân nhân, trong đó có 1 người lái, 1 chỉ huy, 1 quay phim chụp hình, số còn lại mang súng trường tấn công QBZ-95.
 
Xuồng cao tốc chạy tốc độ cao, qua khu vực tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu dài ngày. Ảnh: Thanh Niên
Xuồng cao tốc chạy tốc độ cao, qua khu vực tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu dài ngày. Ảnh: Thanh Niên
Việc các xuồng cao tốc Trung Quốc từ các căn cứ lao ra rượt đuổi, khiêu khích thậm chí đe dọa các tàu cá, tàu vận tải Việt Nam không phải là hiếm. “Họ diễu võ dương oai và muốn thử phản ứng, nhưng chúng tôi đều giữ nguyên hướng đi, tốc độ của tàu. Họ bám theo một lúc, chán rồi lại quay về”, ông Trần Văn Nga, thuyền trưởng tàu Hải Đăng 05 (Công ty bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và hải đảo, Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, Bộ GTVT), chuyên vận tải công nhân, hàng hóa, trang thiết bị cho các hải đăng ngoài Trường Sa, kể lại.
 
Xuồng 18 và 19 đi ra từ căn cứ trên bãi Chữ Thập
Xuồng 18 và 19 đi ra từ căn cứ trên bãi Chữ Thập
 
Xuồng số hiệu số 16 với 7 quân nhân Trung Quốc ngồi trên súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm) gắn trên mũi xuồng cao tốc
Xuồng số hiệu số 16 với 7 quân nhân Trung Quốc ngồi trên súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm) gắn trên mũi xuồng cao tốc
 
Súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm) gắn trên mũi xuồng cao tốc
Súng máy hạng nặng QJZ89 (cỡ nòng 12,7 mm) gắn trên mũi xuồng cao tốc
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Trần Trường Sa - Hằng Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).
Những cuộc đời ven kênh

Những cuộc đời ven kênh

Từ bao đời nay, trên các nhánh sông Sài Gòn từng có những xóm làng ven kênh, họ sống đời cha nối tiếp đời con. Đó là những xóm kênh hay dân bờ kè gắn liền với cuộc đời và số phận thăng trầm cùng các dòng sông, bờ kênh của thành phố...
Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trái tim những người từng chiến đấu ở chiến trường Campuchia vẫn luôn hướng về vùng đất Đức Cơ-nơi tiễn các anh đi làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và cũng là nơi đón các anh trở về với đất mẹ. Và, ở miền biên viễn này còn có bao đồng đội đang yên giấc vĩnh hằng.

Người của biển khơi

Người của biển khơi

Cứ mỗi lèo biển đánh được nhiều cá, anh lập tức nhớ ngay tọa độ, ngày tháng đánh bắt, đêm có trăng hay không trăng, dòng hải lưu thế nào... để mùa sau, năm sau quay trở lại đánh bắt