Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa: Chắn luồng vào Gạc Ma

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bãi Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam, bị phía Trung Quốc đánh chiếm ngày 14.3.1988, và đến nay phía Trung Quốc đã xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên đó.
Do nằm ở vị trí hiểm yếu trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam, nên phía Trung Quốc luôn duy trì các tàu bảo vệ.
Thời điểm trước năm 2013, tại khu vực Gạc Ma thường có các tàu hộ vệ lớp Giang Hồ, Giang Đảo của hạm đội Nam Hải (Trung Quốc) thay nhau neo trực bảo vệ căn cứ đóng trên bãi đá.
Đầu năm 2013, khi phía Trung Quốc tập trung trang thiết bị hiện đại, nhân công ra cải tạo, xây dựng căn cứ hiện đại với nhiều công trình quân sự trên bãi Gạc Ma, họ huy động thêm các tàu hộ vệ tên lửa 528, vận tải đổ bộ 935, 994... thường trực xung quanh khu vực Gạc Ma để bảo vệ các tàu công trình, vận tải chở máy móc, vật liệu xây dựng…
 
Tàu dân binh Trung Quốc neo đậu trước cửa luồng vào hồ neo đậu trong bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Tàu dân binh Trung Quốc neo đậu trước cửa luồng vào hồ neo đậu trong bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Từ năm 2018, khi công trình trái phép trên bãi Gạc Ma đã hoàn tất, phía Trung Quốc bắt đầu thay trực bảo vệ từ tàu chiến sang tàu cá dân binh. Từ đầu năm 2020, số lượng tàu cá dân binh neo đậu tại Gạc Ma tăng đột biến, có thời điểm lên đến gần 100 chiếc đủ loại.
Cùng tình hình chung, sau tháng 3.2021, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tập trung các tàu cá ở khu vực Ba Đầu (lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, H.Trường Sa, Khánh Hòa), các tàu cá Trung Quốc không co cụm ở khu vực thường xuyên mà tản mát ở nhiều bãi ngầm và nơi có căn cứ chiếm giữ.
 
Người Trung Quốc trên tàu cá neo đậu cạnh Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Người Trung Quốc trên tàu cá neo đậu cạnh Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Tại Gạc Ma từ cuối năm 2021 đến nay, phía Trung Quốc duy trì thường xuyên gần 10 tàu cá dân binh để làm nhiệm vụ bảo vệ. Các tàu này thường neo đậu ở cửa luồng phía đông bắc Gạc Ma - khu vực gần với đảo Cô Lin và Len Đao đang do bộ đội Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân chốt giữ bảo vệ. Do hiện nay phía Trung Quốc thực hiện “Zero Covid” bảo vệ tối đa quân nhân, nên các tàu cá dân binh bị hạn chế cung cấp nước ngọt, lương thực - thực phẩm từ căn cứ quân sự và các ngư dân thường phải hạ thuyền nhỏ câu cá cải thiện và phơi khô để phòng xa…
 
Thuyền nhỏ của ngư dân Trung Quốc quanh quẩn câu cá ngoài bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Thuyền nhỏ của ngư dân Trung Quốc quanh quẩn câu cá ngoài bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
 
Đa số là các tàu có lượng giãn nước 1.000 tấn. Ảnh: Thanh Niên
Đa số là các tàu có lượng giãn nước 1.000 tấn. Ảnh: Thanh Niên
Một số cán bộ Kiểm ngư Việt Nam cho biết: Trên vùng biển Trường Sa hiện đã xuất hiện loại tàu dân binh Quỳnh Tam Sa Ngư của Trung Quốc. Loại tàu này được đóng mới hàng loạt và hạ thủy, đưa vào hoạt động trong năm 2018 - 2019. Do chuyên dụng làm nhiệm vụ bảo vệ các tàu thăm dò khai thác dầu khí, nghiên cứu biển… nên các tàu Quỳnh Tam Sa Ngư đều có lượng giãn nước lớn (trên dưới 1.000 tấn), được lắp đặt các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, vòi phun nước xa, trang bị vũ khí bộ binh và thậm chí cả súng máy 14,5 mm loại QJG 02.
 
Các tàu neo đậu phía ngoài bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Các tàu neo đậu phía ngoài bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
 
Các tàu này đều neo đậu chắc chắn. Ảnh: Thanh Niên
Các tàu này đều neo đậu chắc chắn. Ảnh: Thanh Niên
 
Tàu vận tải tổng hợp 961 của hạm đội Nam Hải tiếp tế cho quân nhân Trung Quốc đóng quân trái phép trên bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Tàu vận tải tổng hợp 961 của hạm đội Nam Hải tiếp tế cho quân nhân Trung Quốc đóng quân trái phép trên bãi Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
 
Quân nhân Trung Quốc trên xuồng thay quân ở Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Quân nhân Trung Quốc trên xuồng thay quân ở Gạc Ma. Ảnh: Thanh Niên
Đầu và cuối tháng 5.2022, khi có mặt tại vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, chúng tôi ghi nhận 2 tàu Quỳnh Tam Sa Ngư mang số hiệu 00301 và 00002 đang neo đậu trước cửa luồng vào hồ trong bãi Gạc Ma. Xung quanh đó, còn hơn 10 chiếc nữa đã neo đậu từ vài tháng nay. (còn tiếp)

Tàu thuyền Trung Quốc 'ăn vạ' ở Trường Sa

Bu bám Huy Gơ

Nằm lì ở Ba Đầu

Theo Mai Thanh Hải - Trần Trường Sa - Hằng Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…