Rừng thiêng dấy nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rừng Lam Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân) và xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), tỉnh Thanh Hóa, là quê hương anh hùng Lê Lợi, cũng chính là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 
Chính điện Lam Kinh được bao bọc bởi rừng, phía sau là núi Lam Sơn
Chính điện Lam Kinh được bao bọc bởi rừng, phía sau là núi Lam Sơn
Trải qua 600 năm, rừng Lam Kinh vẫn gần như nguyên trạng. Rừng bao bọc, che phủ di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, hòa quyện cùng di tích tạo nên giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh hiếm thấy.
1. Tôi từ phố ngược lên với núi rừng Lam Kinh. Càng đi sâu vào rừng, tôi như lạc vào nhà hát thiên nhiên với bản hòa ca của rất nhiều loài chim.
Ông Vũ Đình Sỹ, Trưởng ban Quản lý Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, kể vui, có lần du khách phản ánh rằng, ban không quản lý được chim khiến chúng hót ồn ào quá, không nghe được điện thoại!
Ấn tượng ngay khi qua cầu Bạch là cây đa - thị khoảng 300 năm tuổi lừng lững xòe tán bên ngọ môn. Tương truyền, cây thị có trước cây đa, sau đó chim về ăn quả thị và đem theo hạt đa rơi xuống bên cây thị. Từ đó cây đa lớn lên, sau một thời gian thì “ôm” luôn cả cây thị vào lòng.
Năm 2013, cây đa - thị được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Trên đường lên lăng mộ vua Lê Thái Tổ và ngọn Lam Sơn, bên lối nhỏ vẫn hiển hiện dấu tích gốc cây lim “hiến thân”. Năm 2010, khi phục dựng chính điện Lam Kinh, trong lúc mọi người đang đau đầu về việc tìm cột cái cho tòa nhà thì bất ngờ cây lim khoảng 600 năm tuổi này trút lá. Các nhà chuyên môn tìm đủ cách để cứu nhưng cây lim vẫn không sống lại được. Điều kỳ lạ và thú vị là toàn bộ thân, cành cây đủ làm một bộ cột cái, cột quân, cột góc và thượng lương của tòa nhà. Đường kính gốc 0,8m đúng bằng với chân đá tảng cột cái, phần ngọn 65cm lại vừa khít với chân đá tảng cột quân phía trên.
2. Ông Vũ Đình Sỹ kể, theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, tằng tổ của vua Lê Lợi là cụ Lê Hối ngao du thiên hạ, khi đến Lam Sơn, thấy đàn chim bay lượn dưới chân núi như đám người đang tụ hội, biết đây là đất lành nên dời nhà về ở, sau 3 năm thì thành sản nghiệp.
Sách có đoạn: “Từ đấy, đời đời là hùng trưởng cả một phương. Vua (Lê Lợi) về sau dựng cờ mở nước, thực cũng bắt đầu từ nền tảng này”. Sau khi cụ Lê Hối dọn nhà về Lam Sơn ở thì con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Có những thời điểm trong nhà Lê Lợi có hàng ngàn gia nhân. Chính tại nơi đây, Lê Lợi đã xưng “Lam Sơn động chủ”. Và cũng chính tại mảnh đất này mới đủ điều kiện để chiêu hiền đãi sĩ, thu phục nhân tài, mở hội thề Lũng Nhai cùng nhau đồng lòng khởi binh giải phóng dân tộc. Ngọn Lam Sơn còn đó, như vẫn nghe âm vang lời Bình Ngô đại cáo: “Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa/Chốn hoang dã nương mình…”.
Theo khảo sát, rừng Lam Kinh có khoảng 300-400 loài thực vật, trong đó có 70 loài gỗ quý như lim, lát, dổi, de, vù hương…; các loại cây cổ như đa, sanh, sui, duối, xoài đất… và nhiều loài dược liệu. Trong số này có nhiều cây gắn với giá trị di tích, tâm linh. Hiện rừng có 18 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam. Ông Vũ Đình Sỹ cho hay: “Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam khẳng định, rừng Lam Kinh đủ điều kiện là rừng di sản chứ không phải là công nhận chỉ mình cây. Hội công nhận cây là chỉ mang tính chất đại diện loài thôi”.
3. Có thể nói, di tích Lam Kinh là di tích xanh. Toàn bộ khu di tích hơn 200ha, trong đó các di tích đều được ôm trọn, bao bọc bởi rừng. Diện tích rừng cổ Lam Kinh còn giữ được khoảng gần 100ha. Rừng Lam Kinh có ý nghĩa đặc biệt, bởi nơi đây chính là phát tích, là nơi Lê Lợi cùng nghĩa quân dựng cờ dấy nghĩa. Rừng đã bày nên thế trận giúp Lê Lợi thực hiện chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. 
Có nhiều chuyện đã được sử sách ghi lại và lưu truyền về sự bao bọc của rừng. Sách Lam Sơn thực lục chép, một lần Lê Lợi và Lê Liễu bị giặc Minh truy đuổi bèn trốn vào một gốc cây đa. Giặc đến, chọc mũi giáo vào gốc cây và trúng vào đùi trái Lê Liễu. Lê Liễu liền lấy một nắm cát vuốt sạch máu ở mũi giáo. Đúng lúc đó, bỗng có một con chồn trắng từ trong hốc cây lao ra, chó ngao liền lao theo đuổi chồn. Nhờ thế mà giặc không còn ngờ có người trong hốc cây và bỏ đi. Về sau, khi lên làm vua, Lê Lợi phong cho cây đa làm Hộ Quốc Đại vương.
Những người am hiểu đều thấy rằng, đất Lam Kinh là đất có long mạch, nơi tụ khí thiêng sông núi. Nơi đây có ngọn Lam Sơn, núi Chúa, núi Hương, hồ Tây, hồ Như Áng, sông Ngọc, sông Chu... Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: “Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biếc, rừng rậm um tùm”. 
Đất Lam Kinh màu mỡ, khí hậu vùng Lam Kinh rất đặc biệt. Ngay thời điểm mùa hè, khi các vùng xung quanh khô hạn thì cứ vài ngày, vào buổi chiều, Lam Kinh lại có mưa. Chính vì thế, rừng Lam Kinh khi nào cũng tươi tốt, có sinh khí. Tại rừng Lam Kinh, khi trồng cây mới, Ban Quản lý khu di tích không trồng cây ngoại lai, chỉ trồng cây bản địa. Nhờ thế, du khách đến với rừng Lam Kinh đều có cảm giác thân thuộc, bình yên như được trở về nhà, về quê hương bản quán, không cảm thấy xa lạ.
Theo DUY CƯỜNG (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).