Nông dân Ia Băng nỗ lực thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với sự “tiếp sức” của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân tộc thiểu số ở xã Ia Băng (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã nỗ lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo.
Theo ông Lê Văn Hùng-Chủ tịch UBND xã Ia Băng, toàn xã có 677 ha đất sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, xã đã lồng ghép nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất. 
Trong năm 2020, xã đã hỗ trợ 22 con dê giống cho 10 hộ nghèo, cấp 7 con bò cái sinh sản cho hộ thuộc chương trình phát triển sản xuất; đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững với kinh phí trên hơn 171 triệu đồng. Ngoài ra, xã còn tích cực phối hợp tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho bà con. Nếu đầu năm 2020 số hộ nghèo toàn xã là 63 hộ thì đến nay đã giảm xuống còn 52 hộ.
Đáng ghi nhận là mặc dù điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi không mấy thuận lợi nhưng người dân nơi đây rất có tinh thần vượt khó, chăm chỉ làm ăn và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, đời sống dần được cải thiện, không chỉ thoát được cái đói cái nghèo bủa vây mà còn từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. 
1. Nhiều mái nhà tình nghĩa được xây dựng đã góp phần giúp những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
Nhiều mái nhà tình nghĩa được xây dựng đã góp phần giúp những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.
2. Trao “cần câu” và định hướng sản xuất tiếp tục là giải pháp được địa phương triển khai để giúp người dân nâng cao thu nhập.
Trao “cần câu” và định hướng sản xuất tiếp tục là giải pháp được địa phương triển khai để giúp người dân nâng cao thu nhập.
5. Cùng với các chính sách hỗ trợ, UBND xã Ia Băng còn đẩy mạnh tuyên truyền các hộ dân mạnh dạn, năng động đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Cùng với các chính sách hỗ trợ, UBND xã Ia Băng còn đẩy mạnh tuyên truyền các hộ dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
4. Gia đình chị Siu Liên thuộc diện hộ nghèo của làng O Đất. Được xã hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị nuôi có 1 con heo nái, 14 con heo thịt và đàn gà, vịt hơn 100 con. “Mình vừa bán 7 con heo thịt được 24 triệu đồng để góp tiền vào xây nhà ở”-chị Siu Liên chia sẻ.
Gia đình chị Siu Liên thuộc diện hộ nghèo của làng O Đất. Được xã hỗ trợ vay vốn 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, chị nuôi có 1 con heo nái, 14 con heo thịt và đàn gà, vịt hơn 100 con. “Mình vừa bán 7 con heo thịt được 24 triệu đồng để góp tiền vào xây nhà ở”-chị Siu Liên chia sẻ.
8. Là một trong những hộ không có tư liệu sản xuất của xã Ia Băng, anh Klah (làng Châm Rông) đã tìm hướng thoát nghèo bằng việc chăn nuôi. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, tiếp tục duy trì chăm sóc đàn bò khoảng 10 con.
Là một trong những hộ không có tư liệu sản xuất của xã Ia Băng, anh Klah (làng Châm Rông) đã tìm hướng thoát nghèo bằng việc chăn nuôi. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định, tiếp tục duy trì chăm sóc đàn bò khoảng 10 con.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.