Mang Yang: Thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ đồng bào thiểu số ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã vươn lên thoát nghèo.
 

Người dân xã Đak Yă trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi.
Người dân xã Đak Yă (huyện Mang Yang) trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi.

Toàn huyện Mang Yang có 80 thôn, làng, tổ dân phố với 16.728 hộ dân. Trong đó, 59 làng đồng bào dân tộc Bahnar, 1 thôn đồng bào dân tộc Tày và Nùng. Trong giai đoạn 2017-2020, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã hỗ trợ số tiền trên 1 tỷ đồng để xây dựng 24 mô hình giúp cho cho 104 hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế.

Đến nay, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả, giúp người dân thoát nghèo như: mô hình giảm nghèo tại làng Đê Btưk (xã Đak Jơ Ta),  trồng cà phê ở xã Kon Chiêng; vườn rau sạch tại làng Kon Tu Dơng (xã Hà Ra), trồng cây ăn quả tại làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng)…

Hiện toàn huyện Mang Yang đã có hơn 3.000 hộ thoát nghèo bền vững, có nhiều tấm gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ nguồn hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, anh Nhim (làng Đak Trôk, xã Đak Yă) đã mua, chăm sóc 6 con bò giống sinh sản, 10 con dê, 2 ha cà phê, 4 sào lúa nước… Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo. Anh còn tín chấp với công ty nhận phân bón để phân phối lại cho bà con dân làng.
Từ nguồn hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, anh Nhim (làng Đak Trôk, xã Đak Yă) đã mua, chăm sóc 6 con bò giống sinh sản, 10 con dê, 2 ha cà phê, 4 sào lúa nước… Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo. Anh còn tín chấp với công ty nhận phân bón để phân phối lại cho bà con dân làng.
Bà Đinh Thị Her (thôn 2, xã Ayun) cho biết: Sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, bà mạnh dạn chuyển từ nuôi gà sang nuôi thỏ. Bà nuôi 20 cặp thỏ cái sinh sản, trung bình mỗi năm, 1 con thỏ mẹ đẻ 5-6 lứa. Sau 3 tháng, trọng lượng thỏ đạt 2,5-3kg/con là có thể xuất bán, đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình.
Bà Đinh Thị Her (thôn 2, xã Ayun) cho biết: Sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, bà mạnh dạn chuyển từ nuôi gà sang nuôi thỏ. Bà nuôi 20 cặp thỏ cái sinh sản, trung bình mỗi năm, 1 con thỏ mẹ đẻ 5-6 lứa. Sau 3 tháng, trọng lượng thỏ đạt 2,5-3kg/con là có thể xuất bán, đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình.
Ông Vôt (thôn Brếp, xã Đak Djrăng) cho hay, hiện gia đình ông đang nuôi 12 con bò, 4 con dê, trồng 4 ha cao su, 2 ha cà phê; bình quân mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
Ông Vôt (thôn Brếp, xã Đak Djrăng) cho hay, hiện gia đình ông đang nuôi 12 con bò, 4 con dê, trồng 4 ha cao su, 2 ha cà phê; bình quân mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
Để phát triển kinh tế gia đình, ngoài chăn nuôi dê,  anh Gưng (làng Đê Kốp, thị trấn Kon Dơng) còn trồng 1 ha cà phê và nuôi bò. Thu nhập của gia đình hiện đạt gần 100 triệu đồng/năm.
Để phát triển kinh tế gia đình, ngoài chăn nuôi dê, anh Gưng (làng Đê Kốp, thị trấn Kon Dơng) còn trồng 1 ha cà phê và nuôi bò. Thu nhập của gia đình hiện đạt gần 100 triệu đồng/năm.
Những năm qua, anh Luin-Phó Bí thư chi bộ làng Đak Trôk, xã Đak Yă cũng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện ga đình anh nuôi 5 con bò, 8 con dê và trồng 3 sào cà phê…; thu nhập từ 50-60 triệu đồng/năm.
Những năm qua, anh Luin-Phó Bí thư chi bộ làng Đak Trôk, xã Đak Yă cũng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện ga đình anh nuôi 5 con bò, 8 con dê và trồng 3 sào cà phê…; thu nhập từ 50-60 triệu đồng/năm.


ĐỨC THỤY (thực hiện)

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.