Nông dân Đak Djrăng đoàn kết giúp nhau làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai sâu rộng. Qua đó, nhiều hội viên, nông dân thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Ông Trần Đức Tiến-Chủ tịch Hội nông dân xã Đak Djrăng-cho biết: Hội Nông dân xã có hơn 720 hội viên tham gia sinh hoạt ở 8 chi hội thôn, làng. Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được Hội đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. 
Theo đó, chú trọng đổi mới nội dung hoạt động, tăng cường tuyên truyền và nhân rộng các mô hình hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, mở rộng loại hình kinh doanh dịch vụ, trang trại, gia trại có quy mô lớn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trang trại tổng hợp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng nhằm khuyến khích hội viên hưởng ứng tham gia phát triển kinh tế. 
Từ đầu năm 2021 đến nay, Hội Nông dân xã đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, Agribank-Chi nhánh huyện Mang Yang Đông Gia Lai giải ngân cho hơn 290 lượt hộ vay với dư nợ 21,3 tỷ đồng. Các chi hội cũng đã vận động hội viên xây dựng quỹ hội để giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đến nay đã có 3 chi hội xây dựng quỹ với tổng số tiền gần 200 triệu đồng. Qua đó đã tạo điều kiện giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế gia đình. Hiện đã có 40 hội viên, nông dân được Hội Nông dân xã Đak Djrăng trực tiếp giúp đỡ đã thoát nghèo.
4.Hội viên, nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê trên địa bàn xã.
Hội viên, nông dân xã Đak Djrăng tham quan, học tập kinh nghiệm chăm sóc cây cà phê.
 
5. Người dân xã Đak Djrăng trao đổi kinh nghiệm trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê để nâng cao thu nhập.
Người dân xã Đak Djrăng trao đổi kinh nghiệm trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê để nâng cao thu nhập.
 
6. Chị Trương Thị Minh Yến là một điển hình của phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của xã Đak Djrăng. Hiện nay, gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ chăn nuôi dê với hơn 100 triệu  đồng/năm.
Chị Trương Thị Minh Yến là một điển hình của phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của xã Đak Djrăng. Hiện nay, gia đình chị có nguồn thu nhập ổn định từ chăn nuôi dê với hơn 100 triệu đồng/năm.
 
7. Sau khi được học lớp sửa chữa máy nông nghiệp do Hội Nông dân xã tổ chức, anh Mrau (làng Đê Gơl) đã biết sửa chữa máy công nông, máy tuốt lúa của gia đình để phục vụ sản xuất; đồng thời trao đổi kinh nghiệm cho nhiều thanh niên trong xã.
Sau khi được học lớp sửa chữa máy nông nghiệp do Hội Nông dân xã tổ chức, anh Mrau (làng Đê Gơl) đã biết sửa chữa máy công nông, máy tuốt lúa của gia đình để phục vụ sản xuất; đồng thời trao đổi kinh nghiệm cho nhiều nông dân trong xã.
 
8. Nhờ được vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân 20 triệu đồng, anh A Ron (làng Đê Gơl) đã mua bò giống để phát triển kinh tế gia đình.
Nhờ được vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân 20 triệu đồng, anh A Ron (làng Đê Gơl) đã mua bò giống để phát triển kinh tế gia đình.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.