Những giọng ca "vàng" trên thảo nguyên Glar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu kể tên những nghệ sĩ Gia Lai thành công trong 2 thập kỷ qua ở dòng nhạc Tây Nguyên, kỳ lạ thay phần lớn trong số họ đều đến từ vùng đất Glar (huyện Đak Đoa). Tại sao vùng đất của cỏ cây này lại sinh ra nhiều nghệ sĩ như vậy và nhiều người chọn đi đến cùng trên con đường nghệ thuật, tạo ra một thế hệ “vàng” viết tiếp những chương mới cho tình ca cao nguyên?
“Glar là tên một loài cỏ tựa như cây đót nhưng nhỏ hơn và bông thưa hơn. Loài cỏ này mọc bạt ngàn tạo nên những thảo nguyên mênh mông bao bọc, bảo vệ làng. Tôi còn nghe người già trong làng kể rằng, suốt hai cuộc kháng chiến, cỏ glar đã giúp dân làng được an toàn, tránh được sự càn quét của giặc. Nhiều truyền thuyết gắn liền với cỏ glar. Do đó, ông bà đã lấy tên loài cỏ đặt cho vùng đất này”-ca sĩ Y Sihs-thành viên nhóm nhạc Bazan Gia Lai kể về nguồn gốc tên gọi vùng đất đã sinh ra nhiều nghệ sĩ đang hoạt động nghệ thuật tại Gia Lai.
Thế hệ vàng
Ban nhạc Bazan Gia Lai gồm các thành viên đến từ vùng đất Glar như: nhạc sĩ, ca sĩ Phi Ưng; các ca sĩ: Y Sihs, Y Yun, Ahu. Trừ Ahu là ca sĩ tự do, chưa được đào tạo qua trường lớp, còn lại đều từng mài giũa ở cái nôi Trường Cao đẳng Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội (nay là Đại học Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội). Dẫu vậy, Ahu lại là một nghệ sĩ tài năng. Anh hát được nhiều dòng nhạc, chơi được nhiều nhạc cụ như piano, guitar, trống và được khán giả mến mộ trên nhiều sân khấu lớn, nhỏ của tỉnh. Đặc biệt, khách du lịch đến Gia Lai đã quen thuộc với nghệ sĩ trẻ đa tài này khi nghe anh trình diễn âm nhạc Tây Nguyên tại một số nhà hàng ẩm thực truyền thống.  
Các thành viên nhóm nhạc Bazan Gia Lai hiện nay đều xuất thân từ Glar (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Hoàng Ngọc
Các thành viên nhóm nhạc Bazan Gia Lai hiện nay đều xuất thân từ xã Glar (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Hoàng Ngọc

Anh Phan Toàn-chủ quán cà phê Cuội: “Khi còn trình diễn ở Cuội Acoustic, họ đã để lại trong lòng khán giả ấn tượng rất đặc biệt bởi tài năng, sự nhiệt tình. Chỉ cần khán giả yêu cầu là họ sẵn sàng phục vụ dẫu có khuya thế nào. Thời điểm còn duy trì đêm nhạc acoustic vào tối thứ ba, năm, bảy, chủ nhật hàng tuần, mỗi lần nhóm Bazan biểu diễn là quán đều đông khách. Nhiều du khách đến Gia Lai cũng chọn ngày có đêm nhạc ở Cuội Acoustic để thưởng thức chương trình do nhóm Bazan biểu diễn”.

Người Tây Nguyên tài hoa, yêu âm nhạc, chỉ cần họ cất tiếng hát hay dạo một khúc nhạc đã thấy ngời sáng tư chất nghệ sĩ. Ca sĩ Y Yun (làng Tuơh Klah, hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) cho biết, người đã truyền cảm hứng âm nhạc cho anh từ nhỏ là ông Brôn Bun. Y Yun bồi hồi nhớ: “Ông Bun xuất thân từ Đoàn Văn công Tây Nguyên, sau đó về làm việc ở xã và tham gia nhiều chương trình văn nghệ quần chúng. Là một nghệ sĩ đích thực, lúc nào ông cũng hừng hực ngọn lửa đam mê và tình yêu vô tận dành cho âm nhạc. Sở hữu giọng hát trầm ấm, tình cảm đến nỗi mỗi khi ông đứng trên sân khấu hát về Tây Nguyên, hát dân ca Bahnar là người nghe lặng đi, dâng lên trong lòng bao nhiêu cảm xúc. Chính ông là người phát hiện khả năng ca hát của tôi từ nhỏ, chỉ cho tôi biết thế mạnh của mình, khuyên tôi nên hát những thể loại nhạc có chất rock để khoe được vẻ đẹp chất giọng. Sau này, khi gặp nhạc sĩ An Thuyên, tôi chỉ hát 2 ca khúc đã được ông quyết định đặc cách nhận vào trường mà không cần qua thi tuyển”.
Ca sĩ Y Yun
Ca sĩ Y Yun. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các thành viên của ban nhạc Bazan Gia Lai đều được đặc cách vào ngôi trường đào tạo nghệ thuật uy tín bậc nhất cả nước theo cách riêng như vậy. Nhạc sĩ, ca sĩ Phi Ưng khi đó đã làm cả hội đồng nhà trường sửng sốt bởi tiết mục đàn đôi cùng ca sĩ Amư (đã mất). Hai nghệ sĩ từ núi rừng Gia Lai ngẫu hứng biểu diễn trên một cây đàn guitar đã gây sốt trên nhiều sân khấu lớn của Hà Nội khi họ tham gia ban nhạc Bazan. Còn ca sĩ Y Sihs lọt vào tầm mắt của thầy An Thuyên khi ông làm giám khảo một hội diễn nghệ thuật quần chúng. “Thế hệ chúng tôi rất may mắn được gặp nhạc sĩ An Thuyên, một người rất yêu Tây Nguyên và luôn nâng niu, trân trọng các thế hệ người Tây Nguyên có năng khiếu nghệ thuật. Chúng tôi được mài giũa theo đúng thế mạnh của từng người, được bỏ qua những thủ tục thông thường để tập trung phát triển năng khiếu của bản thân”-ca sĩ Y Sihs chia sẻ. Anh hiện là Đội trưởng Đội Tuyên truyền văn hóa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) và có gần 20 năm gắn bó với âm nhạc Tây Nguyên.
Ca sĩ Thùy Dương (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) nhớ lại: “Hồi đó, tôi cũng là một người Tây Nguyên ra Hà Nội học tại Trường Văn hóa-Nghệ thuật Quân đội. Sự xuất hiện của ban nhạc Bazan như một hiện tượng, được khán giả đặc biệt mến mộ. Họ nổi trội giữa các ban nhạc sinh viên cùng thời, nổi tiếng không chỉ trong trường khi mang ngọn lửa âm nhạc cao nguyên thắp sáng các sân khấu Thủ đô. Nhưng sau khi ra trường, tất cả đều chọn trở về quê nhà Gia Lai phục vụ thay vì ở lại Hà Nội-nơi có nhiều điều kiện hơn hẳn để phát triển tài năng. Trở về, đó cũng là một sự cống hiến trong sáng của người nghệ sĩ”.
Mỗi người một thế mạnh, những chàng trai Glar trở về Gia Lai và có những cống hiến khác nhau. Phi Ưng nổi bật ở lĩnh vực sáng tác ca khúc, hòa âm, phối khí. Y Yun có thế mạnh hát những ca khúc về Tây Nguyên và nhạc ngoại đậm chất rock. Còn ca sĩ Y Sihs với giọng nam cao rất đẹp, rất hiếm và luôn chạm đến trái tim người nghe. Họ vẫn cùng tham gia ban nhạc Bazan Gia Lai, xuất hiện thường xuyên trên các kênh truyền hình như VTV3, VTV5, VTV8, Đài Phát thanh-Truyền hình Gia Lai… để giới thiệu về bản sắc, văn hóa Tây Nguyên qua âm nhạc.
Viết tiếp tình ca cao nguyên
Khi chàng trai Đê Ly (SN 1992, làng Dôr 1) tham gia cuộc thi “Ban nhạc quyền năng” mùa 3 phát sóng trên Đài Truyền hình Vĩnh Long, chất giọng dày ấm như một tiếng cồng vang lên trong đêm mưa và thể hiện được nhiều dòng nhạc đã khiến không ít người bất ngờ, bởi anh chưa qua trường lớp đào tạo bài bản nào về âm nhạc. Là nghệ sĩ trẻ của vùng đất Glar, Đê Ly được truyền cảm hứng từ các thế hệ đàn anh để viết tiếp những bản tình ca về cao nguyên. Không chỉ sở hữu giọng hát đẹp, anh còn có khả năng sáng tác ca khúc. Mới đây, khi hòa âm phối khí cho ca khúc “Ký ức”-sáng tác đầu tay của Đê Ly, nhạc sĩ Phi Ưng chia sẻ: “Đê Ly có sẵn âm nhạc trong người nên ca từ, giai điệu cứ thế lấy ra một cách tự nhiên như suối chảy. Đó là một năng khiếu nghệ thuật nếu được chau chuốt, mài giũa sẽ có nhiều đóng góp cho âm nhạc Tây Nguyên”.
Từ khi 15-16 tuổi, Đê Ly đã tham gia nhiều cuộc thi âm nhạc quần chúng và liên tiếp giành giải cao với những ca khúc về Tây Nguyên. Mới đây nhất, anh đạt giải nhì cuộc thi “Sàn chiến giọng hát” với ca khúc “Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời”. Màn trình diễn của Đê Ly khiến nghệ sĩ Kim Tử Long phải đứng dậy cổ vũ đầy phấn khích. Đê Ly chia sẻ: “Là người Tây Nguyên nên tôi rất thích hát về vùng đất này. Hơn nữa, sinh ra và lớn lên ở Glar nên tôi được truyền cảm hứng dồi dào với âm nhạc dân tộc”.
Đê Ly sở hữu chất giọng đẹp và khả năng sáng tác ca khúc. Ảnh: Hoàng Ngọc
Đê Ly sở hữu chất giọng đẹp và khả năng sáng tác ca khúc. Ảnh: Hoàng Ngọc
Trước đây, khi cà phê Cuội (đường Đống Đa, TP. Pleiku) còn duy trì các đêm nhạc acoustic, quán luôn có màn trình diễn của nhóm Bazan, trong đó có các nghệ sĩ đến từ Glar. Anh Phan Toàn-chủ quán cà phê Cuội-cho biết: “Nhóm nhạc thực sự tạo ra một sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân Phố núi lẫn du khách. Trong máu của những nghệ sĩ chân đất luôn thấm đẫm tình yêu âm nhạc, tình yêu cao nguyên. Khi làm việc, chỉ cần nghe qua một lượt bài hát là họ đã có thể xử lý rất tinh tế, có khi không cần cả bản phối”.
Theo anh Toàn, những nghệ sĩ xuất thân từ mảnh đất Glar theo xu hướng trở về nơi sinh ra để lập nghiệp. Họ tiếp tục truyền ngọn lửa đam mê âm nhạc cho thế hệ tiếp nối. Sinh ra và lớn lên trên một vùng đất nhưng sự cống hiến của họ là cho cả dòng chảy âm nhạc đương đại Tây Nguyên độc đáo.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.