55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 5: Giữ tốt dùng bền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lữ đoàn tàu tuần tiễu chống ngầm 171 (Vùng 2 hải quân) đang quản lý, sử dụng nhiều tàu hộ vệ săn ngầm có xuất xứ từ Liên Xô (cũ) và Hàn Quốc. 

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya phóng ngư lôi diệt tàu ngầm đối phương. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya phóng ngư lôi diệt tàu ngầm đối phương. ẢNH: MAI THANH HẢI
Trong toàn quân, khó có đơn vị thực hiện triệt để khẩu hiệu “giữ tốt dùng bền” như ở Lữ đoàn 171.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang (Hàn Quốc) làm nhiệm vụ trên vùng biển DK1. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang (Hàn Quốc) làm nhiệm vụ trên vùng biển DK1. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu cũ nhưng vũ khí mới
Một ngày tháng 6.2021, tôi được chứng kiến kíp chiến đấu của tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya III, huấn luyện khoa mục tìm và diệt tàu ngầm, trên vùng biển phía Nam. Trung tâm chỉ huy nhấp nháy các màn hình radar. Nhưng sôi động nhất và cũng căng thẳng nhất là vị trí trắc thủ sonar, vừa dán mắt theo dõi màn hình, vừa ôm tai nghe lọc thủy âm.

Tác nghiệp hải đồ trong quá trình diễn tập bắn đạn thật ở phòng chỉ huy tàu hộ vệ săn ngầm Petya. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Tác nghiệp hải đồ trong quá trình diễn tập bắn đạn thật ở phòng chỉ huy tàu hộ vệ săn ngầm Petya. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Càng gần khu vực có mục tiêu, các đốm sáng trên radar càng rõ nét, hiển thị đủ các thông số kỹ thuật. Đại úy Nguyễn Duy Thủy, thuyền phó quân sự của tàu hộ vệ săn ngầm 13 cho biết: “Huấn luyện săn ngầm là nội dung đặc thù nhất, mất rất nhiều thời gian công sức và cả quá trình tích lũy kinh nghiệm. Chính vậy, trên các tàu săn ngầm, ngành radar - sonar là quan trọng nhất, có nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm để chỉ thị mục tiêu cho vũ khí chống ngầm tiêu diệt. Để phân biệt được chính xác tàu ngầm, khí tài kỹ thuật chỉ là bổ trợ, cái chính là trắc thủ sonar phải có chuyên môn cao, tư duy tốt, kinh nghiệm và nhất là độ tinh nhạy”...

Biên đội tàu hộ vệ săn ngầm Petya luyện tập khoa mục chống ngầm trên biển. ẢNH: VÕ MINH THẮNG
Biên đội tàu hộ vệ săn ngầm Petya luyện tập khoa mục chống ngầm trên biển. ẢNH: VÕ MINH THẮNG
Những tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya ở Lữ đoàn 171 tuy có tuổi thọ vài chục năm, nhưng hiện nay vẫn hoạt động rất tốt do đã được khôi phục, sửa chữa tích hợp hệ thống điều khiển và tích hợp hệ thống chiến đấu, với nhiều vũ khí - khí tài chuyên dụng hiện đại. Trước và hiện nay, các tàu săn ngầm liên tục tuần tra dài ngày trên các vùng biển, trực chiến chống ngầm ở vịnh Cam Ranh... “Cán bộ chiến sĩ làm chủ các trang thiết bị, vũ khí hiện đại. Các tàu của 171 đủ sức tác chiến trên các vùng biển”, thượng tá Nguyễn Đình Giảng, Lữ đoàn trưởng 171 nói ngắn gọn.

Bộ đội lữ đoàn 171 huấn luyện trên mô hình học cụ. ẢNH: VÕ MINH THẮNG
Bộ đội lữ đoàn 171 huấn luyện trên mô hình học cụ. ẢNH: VÕ MINH THẮNG
Ý chí của những người trẻ
Cuối tháng 9.2016, Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam - Tư lệnh QCHQ (nay là Phó đô đốc - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) ký quyết định thành lập khung tàu để tổ chức học tập, huấn luyện tiếp nhận tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang tại Hàn Quốc, biên chế trực thuộc Lữ đoàn 171. Ngay sau đó, cán bộ khung tàu được chọn lựa kỹ lưỡng, sang Hàn Quốc học tập để nắm chắc cấu tạo, tính năng, kỹ thuật, chiến thuật, nguyên lý hoạt động, chế độ khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật...

Kíp chiến đấu trong trung tâm chỉ huy của tàu hộ vệ săn ngầm 18, Lữ đoàn 171. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Kíp chiến đấu trong trung tâm chỉ huy của tàu hộ vệ săn ngầm 18, Lữ đoàn 171. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Cuối năm 2017, tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang mang tên Gimcheon (số hiệu PCC-761) của Hải quân Hàn Quốc, được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam, gắn số hiệu mới là 18 và biên chế về Lữ đoàn 171.
Đây là chiếc tàu đã được sử dụng trên 30 năm, cấu hình vũ khí khá tốt, khi về Việt Nam, ngành kỹ thuật hải quân đã nâng cấp và lắp đặt thêm một số vũ khí - khí tài hiện đại, đồng bộ nhằm tăng cường sức mạnh trong khi thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, săn ngầm.

Làm chủ vũ khí - trang thiết bị mới trên tàu hộ vệ săn ngầm. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Làm chủ vũ khí - trang thiết bị mới trên tàu hộ vệ săn ngầm. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Đại úy Mai Công Long hiện đang là thuyền trưởng tàu hộ vệ săn ngầm 18. Anh Long năm nay 33 tuổi, quê H.Thái Thụy, Thái Bình. Tốt nghiệp Học viện hải quân khi mới 23 tuổi, Long được đưa về làm trưởng ngành hàng hải của tàu hộ vệ săn ngầm 15, sau đó chỉ huy các tàu vận tải 608, Trường Sa 01, thực hiện các nhiệm vụ trên vùng biển Trường Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam.

Đại úy Mai Công Long, thuyền trưởng tàu hộ vệ săn ngầm 18, Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Đại úy Mai Công Long, thuyền trưởng tàu hộ vệ săn ngầm 18, Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Tháng 8.2018, Mai Công Long nhận nhiệm vụ thuyền phó tàu 18 và mấy tháng sau được bổ nhiệm thuyền trưởng. Trắng trẻo, thư sinh nhưng Long là thuyền trưởng “cứng cựa” của Lữ đoàn 171, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn thông thạo từng luồng lạch, vùng biển do đã có cả chục năm bám biển, đảo.

Luyện tập trên biển. ẢNH: MAI THANH HẢI
Luyện tập trên biển. ẢNH: MAI THANH HẢI
Ở Lữ đoàn tuần tiễu chống ngầm 171 bây giờ, những chỉ huy tàu như Mai Công Long, Nguyễn Duy Thủy rất nhiều. Sự đặc biệt nhất ở những sĩ quan trẻ này là họ không chỉ được đào tạo bài bản, ham tìm tòi học hỏi, huấn luyện tinh thông mà còn trải qua cọ xát thực địa, từ nhiệm vụ vận tải, chi viện, cho đến bảo vệ chủ quyền trên biển... Điều này tạo thành ý chí thép của bộ đội chống ngầm, của quá khứ và đến hôm nay.

Chiến sĩ trẻ của Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN
Chiến sĩ trẻ của Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân. ẢNH: NGÔ TRẦN HẢI AN

Tàu hộ vệ săn ngầm của Lữ đoàn 171 (phải) và tàu vận tải quân sự của Lữ đoàn 125 trực bảo vệ thềm lục địa phía nam của Tổ quốc, tháng 5.2021. ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu hộ vệ săn ngầm của Lữ đoàn 171 (phải) và tàu vận tải quân sự của Lữ đoàn 125 trực bảo vệ thềm lục địa phía nam của Tổ quốc, tháng 5.2021. ẢNH: MAI THANH HẢI

Ngày 9.7.2021, Lữ đoàn 171 tròn 55 tuổi. Từ năm 1966 - 1984 và 1992 - 2009, đơn vị trực thuộc Quân chủng Hải quân. Từ 1984 - 1992, trực thuộc Vùng 4 Hải quân. Từ tháng 3.2009 đến nay, Lữ đoàn trực thuộc Vùng 2 Hải quân. Là đơn vị chiến đấu có nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại, ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, đơn vị được xây dựng với các quy mô, có nhiều tên gọi (trung đoàn, hạm đội, lữ đoàn), đảm nhận nhiều nhiệm vụ, hoạt động trên nhiều địa bàn, chiến đấu với nhiều đối tượng tác chiến khác nhau… Nhưng đơn vị luôn tiêu biểu cho lực lượng tàu tuần tiễu – săn ngầm hiện đại của Hải quân nhân dân Việt Nam, với nhiều chủng loại tàu chiến đấu, đủ sức hoạt động trên vùng biển của cả nước”...

Thượng tá Bùi Văn Bền, Chính ủy Lữ đoàn 171, Vùng 2 hải quân

Theo Mai Thanh Hải (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...