Xây dựng nông thôn mới ở Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các thôn làng trên địa bàn huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình tấm áo mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao.

 

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, đồng bào các dân tộc ở huyện Đak Pơ đã đồng lòng chung sức cùng nhà nước xây dựng nông thôn ngày càng phát triển.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đồng bào các dân tộc ở huyện Đak Pơ đã đồng lòng, góp sức cùng nhà nước làm đường giao thông.

Năm 2010, khi bắt tay triển khai xây dựng nông thôn mới, qua rà soát, trong 7 xã của huyện Đak Pơ thì có 1 xã đạt 11/19 tiêu chí, 6 xã còn lại chỉ đạt 2-6 tiêu chí. Trước thực tế đó, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở xác định phải tập trung tuyên truyền, vận động để mọi người dân đều biết, hiểu được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, từ đó tự giác chung tay, góp sức cùng địa phương thực hiện.

Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho biết: Trong giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đak Pơ là hơn 848 tỷ đồng. Người dân trong huyện cũng đã đóng góp hơn 13 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới.

Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để vươn lên thoát nghèo.


Đến nay, 7/7 xã có điện lưới quốc gia, 80% xã có chợ nông thôn đạt chuẩn, 98% hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Toàn huyện có 4/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Hà Tam, Cư An, Tân An và Phú An. Huyện đang triển khai xây dựng nông thôn mới tại các làng Jun (xã Yang Bắc), Groi (xã Ya Hội), Bung Bang Hven (xã Yang Bắc), Kuk Kôn (xã An Thành) và làng Đê Chơ Gang (xã Phú An).

 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đak Pơ.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số.
 Làng Kuk Kôn (xã An Thành) ngày càng khởi sắc. Đời sống của 117 hộ dân được cải thiện, bà con đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo.
Làng Kuk Kôn (xã An Thành) ngày càng khởi sắc. Đời sống của 117 hộ dân được cải thiện, bà con đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo.
Chị Đinh Thị Dậy (làng Kuk Kôn, xã An Thành) phấn khởi cho biết: “Nhờ nuôi bò lai mà gia đình đã thoát nghèo. Cách đây 2 năm, gia đình chị đã dành dụm làm được ngôi nhà mới khang trang, trị giá hơn 200 triệu đồng và mua sắm vật dụng sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, xe máy…”.
Chị Đinh Thị Dậy (làng Kuk Kôn, xã An Thành) phấn khởi cho biết: “Nhờ nuôi bò lai mà gia đình tôi đã thoát nghèo. Cách đây 2 năm, gia đình đã dành dụm làm được ngôi nhà mới khang trang, trị giá hơn 200 triệu đồng và mua sắm vật dụng sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, xe máy…”.
Ông Đinh Pai (bìa phải; Thôn trưởng Kuk Đak, xã An Thành) chia sẻ: “Nhờ chương trình nông thôn mới, bà con dân làng đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đem lại thu nhập cao. Trong làng giờ không còn tình trạng mất an ninh trật tự, bà con chăm chỉ làm ăn, xây dựng cuộc sống”.
Ông Đinh Pai (bìa phải; Thôn trưởng Kuk Đak, xã An Thành) chia sẻ: “Nhờ chương trình nông thôn mới, bà con dân làng đã thay đổi nếp nghĩ cách làm, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, đem lại thu nhập cao. Trong làng hiện không còn tình trạng mất an ninh trật tự, bà con chăm chỉ làm ăn, xây dựng cuộc sống”.
Chị Đinh Thi Đắp (làng Kuk Đak, xã An Thành) cho hay: Nhờ chăm chỉ làm kinh tế, cuối năm 2020, gia đình chị đã thoát nghèo và dành dụm được hơn 100 triệu xây dựng ngôi nhà khang trang, kiên cố.
Chị Đinh Thi Đắp (làng Kuk Đak, xã An Thành) cho hay: Nhờ chăm chỉ làm ăn, cuối năm 2020, gia đình chị đã thoát nghèo và dành dụm được hơn 100 triệu xây dựng ngôi nhà khang trang, kiên cố.


ĐỨC THỤY (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).