Kỳ lạ thương lái tranh mua vảy cá ở miền Tây với giá rất cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian gần đây, người dân ở làng khô Phú Thọ (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) thấy bất thường khi có nhiều thương lái tranh nhau mua vảy cá lóc, cá sặc rằn. Đáng nói, thứ bỏ đi này ban đầu chỉ 500 đồng/kg nhưng nay tăng lên 10.000đồng/kg. 
Từ thông tin phản ánh của người dân, PV tìm đến làng khô Phú Thọ tìm hiểu sự việc thì đúng như người dân phản ánh. Tại đây, theo người dân cho biết, việc thương lái thu mua vảy cá đã xuất hiện từ năm 2017, tuy nhiên thời điểm này giá chỉ có 500 đồng/kg còn hiện tại là 5.000 đồng/kg, thậm chí tăng lên 10.000 đồng/kg.
Một người dân chuyên thu mua cá lóc rồi làm khô bán cho biết, ban đầu những người thu mua vảy cá chỉ có 500 đồng/kg, sau đó tăng dần lên 2.000 đồng/kg. Thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái khác đến tranh mua, giá từ 10.000 -12.000 đồng/kg.
 
Nhiều người dân ở làng khô Phú Thọ không hiểu các thương lái thu mua vảy cá để làm gì, tuy nhiên với họ bán được thứ bỏ đi này có thêm chút thu nhập
Còn theo ông Đỗ Công Bình - giám đốc Công ty CP khô Tứ Quý (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua có nhiều thương lái đến gặp ông bàn chuyện thu gom vảy cá từ những hộ làm khô. Vảy cá họ thu mùa chủ yếu là cá lóc, cá sặc rằn. 
Tuy nhiên ông Bình từ chối hợp tác, vì ông thấy giá thu mua không ổn định, hơn nữa tạm trữ loại này trong nhà dễ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh ruồi, ảnh hưởng đến chất lượng khô của công ty ông.
Cũng theo ông Bình, nhiều lần hỏi thăm những người thu mua vảy cá để nhằm mục đích gì, tuy nhiên các thương lái không cho biết. Ông Bình nói: “Vảy cá lóc, cá sặc rằn lượng collagen rất ít, nếu họ mua về chỉ có thể xay ra làm thức ăn cho cá".
Còn bà Võ Thị Lệ Hoa thu gom vảy cá cho một thương lái ở TP Cao Lãnh  (Đồng Tháp) gần 1 năm nay. Tuy nhiên, bà cũng cảnh giác với cách mua bán lạ đời này bằng cách yêu cầu thương lái đặt cọc 20 triệu đồng, bà mới đồng ý thu gom vảy cá.
Bà Hoa còn cho biết thêm, thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái đến thu mua vảy cá. Họ đưa ra giá cao nhưng bà không bán vì đã nhận lời cung cấp hàng cho một thương lái ở TP Cao Lãnh.
Trước đây vảy cá chỉ bỏ đi, phần đầu, xương cá người dân bán cho những hộ nuôi cá trong vùng. Nhưng hiện nay có thương lái thu mua vảy cá nên giúp cho người dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên nhiều người dân đặt câu hỏi, chẳng biết các thương lái mua vảy cá để làm gì?
Liên quan chuyện thương lái thu mua vảy cá, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông vẫn chưa nắm thông tin. Sau khi báo chí phản ánh, đơn vị này cho biết sẽ tìm hiểu vụ việc.
Nguyễn Hành (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.