Làng Việt ngày Tết: Vương quốc tỏi trên 'Quê hương Hải đội Hoàng Sa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi làng quê Việt hiền hòa đều có nét chấm phá rất riêng về đời sống, văn hóa, câu chuyện làm ăn và kỳ vọng tương lai tươi mới mỗi dịp xuân về. Và trên “Quê hương Hải đội Hoàng Sa”, đó là câu chuyện của tỏi.
 Đảo tỏi Lý Sơn, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trải dài theo năm tháng là những thăng trầm với bao dấu lặng đầy thấp thỏm. Cũng may, từ trong mong manh ấy, đã thấy những cựa mình cần thiết để thấy một tương lai khá hơn
Đảo tỏi Lý Sơn, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trải dài theo năm tháng là những thăng trầm với bao dấu lặng đầy thấp thỏm. Cũng may, từ trong mong manh ấy, đã thấy những cựa mình cần thiết để thấy một tương lai khá hơn
Đảo tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi) trải dài theo năm tháng là những thăng trầm với bao dấu lặng đầy thấp thỏm. Cũng may, từ trong mong manh ấy, đã thấy những cựa mình cần thiết để thấy một tương lai khá hơn.
Một năm ảm đạm của tỏi Lý Sơn
Xuyên suốt dặm dài cùng người dân nơi đảo Lý Sơn, chưa bao giờ, cây tỏi trên “Quê hương Hải đội Hoàng Sa” chưa bao giờ trải qua một năm đầy… ảm đạm như năm 2018. Giá tỏi khô xuống rất thấp, nhiều khi chỉ 25.000 đồng/kg và giá tỏi thấp kéo dài nhiều tháng trời. Ở thời điểm khoảng tháng 10.2018, nhiều người đã không khỏi giật mình, khi nghe tới con số khoảng 250 tấn tỏi của người dân Lý Sơn đang tồn đọng.
Đảo Lý Sơn, còn có tên là Cù lao Ré là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi. Lý Sơn có 3 xã là An Vĩnh, An Hải (nằm trên đảo lớn) và An Bình (đảo bé).
Lý Sơn có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời. Những cư dân người Việt đã khai phá đảo Lý Sơn từ thế kỷ 16. Đặc biệt, Lý Sơn là quê hương của Hải đội Hoàng Sa. Chính nơi đây, từ thời những chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Đội Hoàng Sa đã được thành lập và hoạt động, những binh phu Hoàng Sa đã vượt sóng gió Biển Đông để xác lập chủ quyền của nước Việt ở các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Hiện nay, trên hòn đảo nhỏ bé và xinh đẹp này có tới hàng chục di tích liên quan đến Hải đội Hoàng Sa, là minh chứng Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.
Đảo lớn Lý Sơn được hình thành bởi 5 ngọn núi lửa (đã ngừng hoạt động), có diện tích trên 10 km2 với số dân hơn 20.000 người. Nhờ điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng đặc biệt, cây tỏi trồng được trên đảo có giá trị đặc biệt, nhiều năm qua trở thành thương hiệu hẳn hoi.
Liền sau đó, là những lời kêu gọi “giải cứu” tỏi. Huyện đoàn Lý Sơn cũng vào cuộc, nhưng hơn 1 tháng trôi qua, số lượng tỏi được “giải cứu” cũng chỉ được 45 - 50 tấn. “Vì sao có chuyện đó”, tôi hỏi. Anh Phạm Văn Thắm, một người dân xã An Vĩnh, cũng là người tích cực trong công cuộc “giải cứu” tỏi Lý Sơn, giải thích: “Đó là câu chuyện niềm tin. Người mua họ sợ không mua đúng tỏi Lý Sơn, nên ngại mua”.
Sở dĩ có điều đó, là do tình trạng vận chuyển tỏi từ nơi khác về Lý Sơn, rồi bán ra thị trường với nhãn mác Lý Sơn ngày càng nhiều. Thậm chí, khác với mọi năm chỉ vận chuyển tỏi khô từ đất liền ngược ra đảo, thì năm 2018, từ sau tết thương lái còn vận chuyển tỏi tươi từ Khánh Hòa về bán cho du khách, vì “du khách cứ nghĩ tỏi tươi chắc chắn là tỏi Lý Sơn thiệt”.
Tỏi Lý Sơn bỗng rơi vào tình thế “hồn Trương Ba, da hàng thịt” khiến người nông dân trồng tỏi Lý Sơn chính hiệu “gánh” bao chuyện buồn.
Tất nhiên, trong câu chuyện buồn của tỏi Lý Sơn năm 2018, nếu truy ngọn nguồn sẽ có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng chung quy lại, thì vẫn là câu chuyện niềm tin, niềm tin dành cho tỏi Lý Sơn dường như đã lung lay rất nhiều, bởi vấn nạn tỏi giả. Thậm chí, có doanh nghiệp còn lợi dụng nhãn mác, xuất xứ tỏi Lý Sơn cho sản phẩm của mình, dù nguồn gốc nguyên liệu để làm tỏi đen của doanh nghiệp là ở nơi khác.
Tôi hỏi bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn về câu chuyện tỏi thật - giả, bà thừa nhận rằng “rất khó để giải quyết rốt ráo”. “Người ta có yêu cầu cấm vận chuyển tỏi ra đảo Lý Sơn, nhưng không thể làm thế được vì tỏi là hàng hóa, lại không phải là hàng cấm, nên được phép lưu thông như hàng hóa thông thường theo luật”, bà Hương nói.
“Vậy mình phải có hướng nào đó, đúng không?”, tôi hỏi.
“Tất nhiên là có”, bà Hương đáp.
“Đó là mình cố gắng tuyên truyền, từ nông dân trồng tỏi cho đến các chủ tàu vận chuyển tỏi. Với chủ tàu vận chuyển, mình khuyến khích họ khai báo số lượng và chủ sở hữu tỏi vận chuyển từ đất liền ra đảo để mình theo dõi. Nếu chủ bán số tỏi đó mà nói là tỏi Lý Sơn, thì mình sẽ xử lý, còn họ nói tỏi nơi khác thì thôi. Riêng đối với những nông dân là hội viên của Hội sản xuất, kinh doanh hành tỏi Lý Sơn, huyện sẽ dễ xử lý hơn do có những ràng buộc về mặt pháp lý”, bà Hương nói thêm. Đồng thời, bà cũng khuyến cáo du khách nên mua tỏi từ hội viên của hội này để đảm bảo về mặt xuất xứ.
Nhờ điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng đặc biệt, cây tỏi trồng được trên đảo có giá trị đặc biệt, nhiều năm qua trở thành thương hiệu hẳn hoi
Nhờ điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng đặc biệt, cây tỏi trồng được trên đảo có giá trị đặc biệt, nhiều năm qua trở thành thương hiệu hẳn hoi
Vấn đề của tỏi Lý Sơn, có thể nhìn thấy lỗi từ hai phía, đó là quản lý chưa hiệu quả từ phía chính quyền và sự hám lợi của một số người. Và nếu không có những biện pháp hay thái độ xử lý nghiêm khắc hơn, thì cách tuyên truyền mà chính quyền huyện Lý Sơn đang áp dụng, khó mà đẩy lùi vấn nạn tỏi giả.
Màu xanh trở lại trên cánh đồng tỏi
Những toan tính hám lợi chỉ nảy ra trong tư duy của những “con buôn” hay một số ít người, còn phần lớn nông dân Lý Sơn, với bản tính chất phác của mình, đã gác lại nỗi niềm của tỏi vụ cũ để vun đắp cho mùa vụ mới. Trong những ngày giáp tết, trên màu xanh thẫm của tỏi, dễ dàng bắt gặp những người dân chăm chỉ cho tương lai.
Tôi gặp ông Trần Đức Hoài (thôn Đông, xã An Vĩnh), khi ông đang tưới nước tỏi. Vụ tỏi đông xuân này, ông Hoài trồng 13 sào tỏi, và đó cũng là số diện tích tỏi năm ngoái ông trồng được.
“Mười ba sào năm ngoái thu được hơn 7 tấn, bán được 5 tấn, còn 2 tấn đến giờ vẫn chưa bán do giá thấp quá”, ông Hoài cho biết. 5 tấn tỏi mà ông Hoài bán được trong năm 2018, chỉ có giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, nếu tính theo cùng kỳ năm 2017, thì mỗi kg sẽ có giá từ 100.000 - 135.000 đồng. Chỉ cần một vài phép tính đơn giản, đủ để thấy trong năm 2018, ông Hoài nói riêng, nông dân Lý Sơn chân chính nói chung, đã tổn thất như thế nào vì rớt giá do vấn nạn tỏi giả.
Tỏi đảo Lý Sơn được trồng với sản lượng khá lớn
Tỏi đảo Lý Sơn được trồng với sản lượng khá lớn
Cũng theo ông Hoài, với 13 sào tỏi, mỗi năm trung bình ông sẽ kiếm được khoảng 200 triệu đồng, nhưng riêng 2017 thì tiền bán tỏi chỉ vừa đủ cho các khoản chi phí sản xuất. “May mà có mấy vụ hành làm được, bán được nên mới có dư chút chút để lo tết”, ông Hoài chia sẻ.
Tuy vậy, ông Hoài cũng không khỏi băn khoăn khi vụ tỏi mới này không được như ý. Nguyên nhân là do gió xoáy làm ngã, khiến cho cây tỏi gần như không phát triển được. Còn bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết tình trạng trên xảy ra với rất nhiều rẫy tỏi của nông dân. Trước thực trạng đó, họ dành công sức để “cứu” những cây tỏi còn khỏe mạnh. Với những cây tỏi bị ngã, họ “ước” rằng nó sẽ thành… tỏi cô đơn (chỉ có 1 củ), bởi giá trị kinh tế cao sẽ gỡ gạc lại những thiệt hại.
Người nông dân đảo Lý Sơn vẫn miệt mài chăm tưới những đồng tỏi xanh ngát
Người nông dân đảo Lý Sơn vẫn miệt mài chăm tưới những đồng tỏi xanh ngát
Cách rẫy ông Hoài không xa, là rẫy của bà Huỳnh Thị Trang (thôn Tây, xã An Vĩnh) khi bà đang nhổ cỏ tỏi. Bà Trang tỏ ra lo lắng khi khoảng 4 sào tỏi của mình cỏ mọc rất nhiều. Mặc dù vậy, bà ít nhiều lạc quan rằng vụ tỏi mới này sẽ bán được giá do hiện tại giá tỏi có dấu hiệu tăng trở lại. Hiện tại, mỗi kg tỏi khô có giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg tùy loại; cao hơn giá trước đó là chỉ 25.000 đồng/kg.
Và trong khi viết bài này vào ngày cuối năm, chúng tôi đã liên hệ với anh Phạm Văn Thắm (thôn Đông, xã An Vĩnh), được anh cho biết 8 tấn tỏi mà anh làm đầu mối hỗ trợ tiêu thụ cho nông dân Lý Sơn tại Đà Nẵng đã bán gần hết, chỉ còn lại vài trăm kg. Anh Thắm chính là người rất tích cực tham gia “giải cứu” tỏi Lý Sơn hồi tháng 10.2018. Mới đây, anh tiếp tục kết nối các kênh để hỗ trợ tiêu thụ. Còn anh Phạm Văn Vương, Bí thư Huyện đoàn Lý Sơn cho biết, huyện đoàn đã hỗ trợ tiêu thụ được 46 tấn, thu về khoảng 2 tỉ đồng.
Những cựa mình cần thiết
Không khó để nhận ra tính mong manh của giá tỏi Lý Sơn đang phải đối mặt, là nó quá phụ thuộc vào chuyện mua - bán tỏi để tiêu dùng mà gần như “quên” đi tỏi là nguyên liệu để làm các sản phẩm liên quan. Điều đáng mừng, là trong vài năm trở lại đây, một số người trẻ ở Lý Sơn dần nhận thấy “điểm khuyết” và dành tâm huyết của mình để mở lối đi mới, bền vững hơn cho cây tỏi có giá trị đặc biệt trên những đồng cát của đảo Lý Sơn.
Đồng tỏi xanh tươi ở Lý Sơn những ngày cận tết
Đồng tỏi xanh tươi ở Lý Sơn những ngày cận tết
Như anh Trương Đình Phương (34 tuổi, thôn Đông, xã An Hải) đã nghiên cứu, tìm tòi vào tạo ra công thức làm mặt nạ tỏi đen Dalyso. “Năm 2017, xuất phát từ suy nghĩ, chính xác hơn là mình tự hỏi củ tỏi còn làm được gì khác? Tôi đã tìm hiểu và biết tỏi có thể kháng khuẩn, chống viêm da. Trước đó nữa, đã biết tỏi có thể dùng trị mụn nhưng nóng, dễ gây bỏng da và đặc biệt là hôi. Nhưng bằng phương pháp lên men tỏi đen trước khi làm mặt nạ trị mụn, xóa thâm, thì vấn đề nóng, bỏng và hôi đã được giải quyết”, anh Phương kể.
Anh Phương mất khoảng 1 năm để nghiên cứu và tự thử nghiệm cho chính mình. Khi có những điều chỉnh và thu được kết quả khả quan, anh bắt đầu bán sản phẩm mặt nạ tỏi đen Dalyso ra thị trường và nhận được phản hồi tích cực. Anh Phương cho biết, sắp tới mình sẽ cho ra mắt thêm một vài sản phẩm nữa từ tỏi và cũng như kiện toàn lại từ khâu sản xuất đến bán sản phẩm ra thị trường cho bài bản hơn.
“Việc sản xuất được nhiều sản phẩm từ tỏi phần nào sẽ giúp tăng giá trị của tỏi Lý Sơn, giảm thiểu được nhiều tác động của thị trường nếu chỉ biết bán tỏi thô thông thường”, anh Phương chia sẻ.
Sản phẩm chế biến từ tỏi Lý Sơn
Sản phẩm chế biến từ tỏi Lý Sơn
 
Nổi bật hơn hẳn, là câu chuyện của vợ chồng anh Phạm Văn Công - Nguyễn Mỹ Yến đã dành tất cả tâm huyết của mình cho cây tỏi Lý Sơn với một hướng đi đầy táo bạo: trồng tỏi hữu cơ. Câu chuyện này bắt đầu từ năm 2016, khi vợ chồng anh Công đầu tư khoảng 100 triệu đồng để trồng 1.000 m2 tỏi theo phương thức an toàn và làm tỏi đen.
Cuối năm 2016 đưa nhà máy làm tỏi đen về đảo Lý Sơn và đến năm 2017, anh Công đã sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm từ tỏi như cao tỏi đen, rượu tỏi đen, bột tỏi đen, tỏi đen cô đơn, tỏi đen nhiều nhánh, tỏi đen ít nhánh, đậu phộng rang tỏi… “Mình làm tỏi hữu cơ vì mong muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tác động đến sức khỏe của nông dân và đặc biệt, là tạo được giá trị bền vững cho thương hiệu tỏi Lý Sơn hơn”, anh Phạm Văn Công, Giám đốc Công ty Dori, tâm sự.
Ông Phạm Khắc Thịnh, 63 tuổi, người tham gia trồng tỏi hữu cơ với anh Công
Ông Phạm Khắc Thịnh, 63 tuổi, người tham gia trồng tỏi hữu cơ với anh Công
Hiện tại, Công ty Dori của anh Công đang có kế hoạch chuyển đổi thêm 1.000 m2 đất sang canh tác bằng phương pháp hữu cơ. Nhóm 10 nông dân đang trồng tỏi hữu cơ được công ty của anh Công hỗ trợ kỹ thuật, chế phẩm sinh học và thu mua với giá cao hơn so với giá thị trường.
Về vấn đề trồng tỏi hữu cơ, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, ghi nhận nỗ lực và tâm huyết của những người trẻ này. Theo bà Hương, trong định hướng của huyện, là sẽ hỗ trợ để phát triển tỏi hữu cơ cũng như sản xuất các sản phẩm từ tỏi để người nông dân, người sản xuất, người tiêu dùng đều có lợi.
“Quan trọng hơn hết, là vấn đề tác động xấu đến môi trường sẽ giảm, giá trị thương hiệu tỏi Lý Sơn sẽ bề vững hơn”,bà Hương Phạm Thị Hương khẳng định.
Xuân Thọ (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).
Những cuộc đời ven kênh

Những cuộc đời ven kênh

Từ bao đời nay, trên các nhánh sông Sài Gòn từng có những xóm làng ven kênh, họ sống đời cha nối tiếp đời con. Đó là những xóm kênh hay dân bờ kè gắn liền với cuộc đời và số phận thăng trầm cùng các dòng sông, bờ kênh của thành phố...
Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

Thiêng liêng nghĩa tình đồng đội

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trái tim những người từng chiến đấu ở chiến trường Campuchia vẫn luôn hướng về vùng đất Đức Cơ-nơi tiễn các anh đi làm nhiệm vụ quốc tế cao cả và cũng là nơi đón các anh trở về với đất mẹ. Và, ở miền biên viễn này còn có bao đồng đội đang yên giấc vĩnh hằng.

Người của biển khơi

Người của biển khơi

Cứ mỗi lèo biển đánh được nhiều cá, anh lập tức nhớ ngay tọa độ, ngày tháng đánh bắt, đêm có trăng hay không trăng, dòng hải lưu thế nào... để mùa sau, năm sau quay trở lại đánh bắt