Ăn theo mùa nước nổi: Nhộn nhịp mùa ghe xuồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi năm tới mùa nước nổi là thời điểm các trại ghe xuồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long làm ăn nhộn nhịp do nhu cầu mua xuồng để đi lại, giăng câu, lưới tăng cao...
Nhiều trại được khách đặt hàng nhiều làm không kịp ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
Nhiều trại được khách đặt hàng nhiều làm không kịp ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
...Tới mức ở làng nghề ghe xuồng Long Hậu. H.Lai Vung (Đồng Tháp), một số chủ trại than không có đủ thợ để đóng xuồng.
Người than, kẻ mừng
Vào mùa này, chạy xe dọc theo hai bên bờ kinh Xáng vào khu vực làng nghề đóng ghe xuồng ở rạch Bà Đài thuộc ấp Long Hòa, xã Long Hậu, H.Lai Vung, Đồng Tháp nhiều trại xuồng đang hối hả chạy máy cưa xẻ, tiếng động cơ ầm ầm, bụi mạt cưa bay mịt mù giữa trưa. Một chủ trại tên Tuấn cho biết mùa nước nổi năm nay làm ăn được. Cơ sở của ông hoạt động trên 20 năm, có nhiều mối, vựa mua bán xuồng ở Hồng Ngự, Tân Châu, Cờ Đỏ. Từ hôm nước bắt đầu lên tới nay trại của ông đã bán ra được hơn 100 chiếc xuồng các loại.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, người có thâm niên 20 năm làm thợ đóng xuồng, cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ tới mùng 5 tháng 5 âm lịch, khi thấy nước dưới kinh bắt đầu chuyển sang màu đỏ gạch là dự đoán sẽ có lụt lớn. Các trại ghe xuồng phải chuẩn bị cây, vật tư, thầy thợ để đóng xuồng cung cấp cho những vùng bị ngập nước. Mấy tuần nay mối lái và người mua xuồng trực tiếp tới mua hoặc đặt hàng nhiều, có trại làm không kịp”.
Theo ước tính của người dân địa phương thì làng nghề ghe xuồng Long Hậu hiện nay chỉ còn khoảng trên dưới 40 trại duy trì nghề đóng ghe xuồng. Trong đó tập trung nhiều nhất là ở 2 ấp Long Hưng và Long Hòa. Riêng ở Long Hòa chỉ còn khoảng hơn chục trại, nên dự báo mùa nước nổi năm nay làng nghề sẽ không sản xuất được nhiều xuồng.
Một chủ trại tên Hải cho biết năm nay có nhiều đơn đặt hàng đóng xuồng cho vùng An Giang, Cần Thơ, nhưng nhiều trại thiếu thợ làm nên không dám nhận. Theo anh Hải thì từ đầu mùa đến nay mỗi trại xuồng ở ấp Long Hòa chỉ đóng được chừng vài trăm chiếc, trại nào quy mô lớn thì có thể đóng được 500 - 700 chiếc, loại xuồng Cần Thơ hoặc xuồng cui Long Xuyên. Nhưng đa số là loại xuồng nhỏ, chở được chừng 7 - 8 giạ lúa hoặc người mua dùng để giăng câu, lưới hay đi lại trong mùa nước nổi. Ngoài ra còn có một số khách hàng ở vùng Bến Tre, Tiền Giang đến đặt mua loại xuồng nhỏ sử dụng ở các vuông tôm.
Về giá cả so với năm rồi cũng không tăng nhiều. Trung bình một chiếc xuồng nhỏ giá bán từ 700.000 - 1 triệu đồng, tùy theo loại gỗ.
Còn theo anh Linh, người ở địa phương khác đến ấp Long Hòa thuê mặt bằng mở trại xuồng, thì “nghề đóng ghe xuồng bây giờ khó ăn lắm. Mỗi chiếc chỉ lời chừng hơn 100.000 đồng. Nếu bán được số lượng nhiều thì còn sống được, chớ với giá cả hiện nay thì khó làm giàu”. Theo giải thích của anh Linh thì mỗi năm anh phải tốn hết 11 triệu đồng tiền thuê mặt bằng. Vì vậy anh trông chờ mùa nước nổi để kéo bù qua những tháng mùa khô ế ẩm, nhưng năm nay khách hàng đến mua xuồng ít hơn những năm trước. Đến thời điểm này trại của anh chỉ sản xuất được chừng vài trăm chiếc, không kể 70 chiếc cung cấp cho các tổ chức từ thiện cứu trợ cho người nghèo.
Công đoạn trét chai xuồng ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
Công đoạn trét chai xuồng ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
Tiền công thấp, thợ bỏ nghề
Theo các chủ trại thì hiện nay hầu hết các trại đóng xuồng không mướn thợ ngày mà chỉ khoán công theo sản phẩm. Ví dụ mỗi chiếc xuồng nhỏ kiểu Cần Thơ, loại xuồng câu be dày thì tiền công 200.000 đồng, be mỏng thì từ 100.000 -150.000 đồng. Các công đoạn xẻ be, làm cong, bửng... thì có máy móc hỗ trợ, ra quy cách sẵn cho thợ đóng. Riêng tiền công trét chai mỗi chiếc từ 100.000 - 200.000 đồng, tùy theo lớn nhỏ. Trung bình một người thợ lành nghề mỗi ngày có thể đóng xong một chiếc xuồng nhỏ. Còn loại trọng tải từ 2 - 3 tấn thì đóng 5 ngày mới xong và giá cũng cao hơn.
Vì thu nhập không còn hấp dẫn nên nhiều người bỏ nghề, đi nơi khác kiếm sống. Theo ông Nguyễn Văn Thuấn, lứa thợ bây giờ đa số chỉ còn thợ già, còn đám thợ trẻ thì bỏ lên Sài Gòn, Bình Dương làm công nhân hết. Trước đây nhà ba ông cũng có trại đóng ghe xuồng, giờ đã giải tán nên ông phải đi làm công để nối nghề. Mặc dù mùa này là cao điểm nhưng nhiều trại xuồng ở ấp Long Hòa chỉ có chừng 4 - 5 nhân công. Vì vậy nhiều trại nhận hàng gấp mà nhân công ít nên phải làm tới 9 - 10 giờ đêm mới nghỉ.
Cổng vào làng nghề ghe xuồng Long Hậu
Cổng vào làng nghề ghe xuồng Long Hậu
Một chủ trại tên Tài cho biết những năm trước mỗi ngày trại của anh cho ra cả chục chiếc xuồng nên có lúc phải làm ngày làm đêm. Một năm có thể bán được cả ngàn chiếc. Còn bây giờ thì vắng lắm. “Mấy bữa trước nghe nói nước lên nhiều cũng mừng, nhưng tới nay trại của tôi mới chỉ đóng được gần một chục chiếc xuồng. Lý do là bây giờ nhiều người thích xài xuồng nhựa composite bền hơn nên xuồng gỗ cạnh tranh không lại. Vả lại, người mua xuồng bây giờ chủ yếu dùng để giăng câu, giăng lưới trong mùa nước nổi mà cá tôm thì ngày càng ít”, anh Tài giải thích.
Làng nghề ghe xuồng Long Hậu nổi tiếng không chỉ về mẫu mã, kiểu dáng phong phú mà còn có nguyên liệu gỗ tốt. Xưa nay, nét độc đáo của sản phẩm ghe xuồng Long Hậu là chỉ sử dụng gỗ sao, không sử dụng các loại gỗ tạp. Theo ông Nguyễn Văn Tốt, một người thợ có kinh nghiệm đóng xuồng lâu năm ở rạch Bà Đài, thì sao là loại gỗ quý, chịu nước, bền bỉ, ít bị cong vênh hay nứt nẻ, nên rất được ưa chuộng dùng để đóng ghe xuồng. Hiện nay tại Long Hậu còn khá nhiều khu vườn trồng cây sao. Nhưng theo ông Tốt thì cây sao dùng để đóng ghe xuồng phải có tuổi từ 30 - 40 năm mới xài được.
Nhờ có nguồn nguyên liệu tại chỗ nên giá thành rẻ hơn so với gỗ mua từ các địa phương khác. Nhưng mấy năm nay có nhiều người phá vườn sao để trồng cam, quýt. Bởi vậy các chủ trại ghe xuồng thường phải đi săn lùng tìm mua gỗ ở xa hơn, chi phí nhiều hơn nên giá thành ghe xuồng cũng cao hơn. Cũng vì thế nên gặp lúc làm ăn khó khăn, đã khó lại càng thêm khó. (còn tiếp)
Hoàng Phương-Ngọc Phan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.