Tục xưa còn lại-Kỳ 2: Lễ bắc máng của người Xê Đăng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một sáng sớm già làng đưa đàn ông trong làng vào rừng tìm nguồn nước, rồi chặt một cây săm lũ (họ tre nứa) làm thanh ngang bắc qua nguồn nước. Đó là một phần nghi lễ bắc máng của người Xê Đăng.

Người Xê Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) năm nào cũng tổ chức lễ bắc máng nước, đưa nước về cho làng. Đây là tục tạ ơn thần linh, cầu sông suối dồi dào nước, người mạnh khỏe, vật nuôi đầy đàn, mùa bội thu.

 
Dựng ống nước dẫn về làng.
Dựng ống nước dẫn về làng.

Ông A Bâu ở làng Năng Lớn, xã Đăk Sao cho biết, theo tiếng Xê Đăng, nhánh Steng, thì "tea" là nước, "kneang" là máng dẫn nước, nên lễ bắc máng nước được gọi là lễ kneang tea. Người vùng này quan niệm, mỗi con sông, cái suối đều có thần linh cai quản nên hàng năm, nghi lễ bắc máng nước được tổ chức dâng lên Yàng nước và thần sông, thần suối.


Mỗi năm, lễ này tổ chức hai lần: vào tháng 10-11 dương lịch, sau khi thu hoạch vụ mùa; một lần vào tháng 3-4, trước khi tỉa lúa.
 

Chọn đất đặt máng nước.
Chọn đất đặt máng nước.

Một sáng sớm già làng đưa đàn ông trong làng vào rừng tìm nguồn nước. Khi tìm được nguồn nước, già làng cho người chặt một cây săm lũ (họ tre nứa) làm thanh ngang bắc qua nguồn nước.

Sau đó, một con ốc đặt vào đầu bên trái của thanh săm lũ này khấn. Thấy con ốc bò sang bên phải là thần nước đồng ý cho sử dụng nguồn nước; con ốc không bò hoặc quay đầu lại, xem như thần nước không cho phép dùng, phải khấn lại, có khi phải đi tìm nguồn nước nơi khác.

 

Cắt tiết con dúi đựng vào ống lồ ô.
Cắt tiết con dúi đựng vào ống lồ ô.

Theo quan niệm của người Xê Đăng Steng, một khi thần linh không cho phép, mà làng vẫn dùng nguồn nước thì bị trừng phạt như gặp hạn hán, đói, dịch bệnh.

Trước khi bước vào nghi lễ chính thức, ở đầu nguồn và cuối nguồn nước, già làng cho dựng cột "gâng" (tương tự như cây nêu).

Theo ông A Phái, làng Năng Lớn, xã Đăk Sao, cột gâng làm bằng cây le, có tua; treo 13 hoặc 9 vòng tròn nhỏ cũng làm bằng lồ ô và được nối vào nhau, tượng trưng cho sự no đủ, sức khỏe của dân làng, sự tốt tươi của hoa màu, sinh sôi, phát triển của vật nuôi.

Lễ bắc máng nước không thể thiếu con dúi. Họ cho rằng, máu dúi thể hiện sự tinh khiết, đem lại may mắn; dùng máu dúi là cầu mong lúa gạo luôn đầy kho, chuột không phá hoại mùa màng nên con vật hiến sinh là bắt buộc.

 

Cả làng cùng dự hội sau lễ bắc máng nước.
Cả làng cùng dự hội sau lễ bắc máng nước.

Buổi sáng, cả làng tập trung đông đủ tại nhà rông và bắt đầu đi ra máng thần nước. Già làng đi trước, theo sau là những người đàn ông mang theo dao, rựa, con.

Đến nguồn nước, già làng đặt một tấm phên đan bằng lồ ô lên ngăn chứa để rác không chảy vào máng nước cây rừng tên đốt loong nhangk, tỏa hương thơm ngát.

Sau đó, con dúi được cắt lấy tiết đựng trong ống lồ ô. Già làng cầm ống này khấn thần xong, mở thông cho nước chảy vào máng và đổ tiết dúi vào. Từ đầu máng, nước mang theo máu con dúi chảy xuôi về làng.

Nước chảy về đến, vợ của già làng lấy nước đầu tiên ở giọt nước để nấu cơm sau đó đến phụ nữ trong làng hứng nước về nhà nấu cơm, đổ vào ghè rượu và sinh hoạt. Đáng nói nữa là, việc tắm giặt ở giọt nước này đầu tiên cũng chính là già làng. Ngày này, nam nữ trong làng cũng tạt nước vào nhau để lấy hên và may mắn.

 

Phụ nữ cũng được dự hội, ăn uống tại nhà rông.
Phụ nữ cũng được dự hội, ăn uống tại nhà rông.

Già làng và đám đàn ông khi cúng xong ở đầu nguồn nước thì kéo nhau về nhà rông. Lúc này thịt dúi được mang ra để chế biến và cả làng ăn chung, uống rượu cần.

Ngày nay, đời sống đã có nhiều đổi thay, nhiều vùng tại nguồn nước, cây cây lồ ô, nứa nay thay thế máng, ống nước tự chảy bằng nhựa,  nhưng hàng năm, lễ bắc máng vẫn diễn ra và duy trì đều đặn, đúng nghi thức.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).