Lớp học tình thương của người thương binh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 22 năm qua, lớp học tình thương của ông Nguyễn Hữu Thời (69 tuổi), thương binh 3/4, là nơi dạy từng con chữ, phép tính cho hàng trăm trẻ mồ côi, nghèo khó không được đến trường.

Từ dạy chữ...

Nhà của ông Thời ở khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình (TP.Long Xuyên, An Giang). Lớp học của ông vỏn vẹn 15 m2, nằm trong con hẻm nhỏ thuộc khóm văn hóa Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên), các học trò ở đây đều gọi ông Thời là ông ngoại.

 

Ông Thời dạy các học trò trong lớp học tình thương.
Ông Thời dạy các học trò trong lớp học tình thương.

Ông Thời kể, sau năm 1975, xóm ghe cào này là một địa bàn phức tạp, tội phạm ngày một gia tăng. Đặc biệt, trẻ em đa phần không được đến trường do cha mẹ nghèo khó, gia đình ly tán, con cái phải sống với ông bà, không có giấy khai sinh... “Thiếu sự quan tâm dạy dỗ của gia đình, sống lêu lổng nên các cháu thường tụ tập đánh nhau, trộm cắp vặt.

Điều này làm tôi luôn lo lắng sợ bọn trẻ sẽ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn, dẫn đến vi phạm pháp luật”, ông Thời nói. Giữa năm 1995, ông quyết định mở lớp học tình thương. Lúc ấy, dù mảnh đạn còn ghim trong lòng bàn chân phải nhưng ông đã đi từ đầu làng đến cuối xóm xin người dân từng cây tre, tấm tôn để dựng lớp. Sau đó, ông cất công đến từng gia đình để vận động cha mẹ cho các em đến lớp, đồng thời hỗ trợ quần áo, tập sách...

Em Nguyễn Văn Tý (7 tuổi) nói với chúng tôi: “Gia đình con về đây ở hơn 1 năm trên chiếc ghe bầu đậu cạnh bến chợ Long Xuyên. Hằng ngày, cha đi bán dưa ngoài chợ, mẹ làm công ty may, con cũng phải đi theo cha bán dưa, không được đến trường. Sau đó, được ông ngoại giúp đỡ nên con đến lớp. Ngoài học chữ, học số, ông ngoại và các thầy cô còn dạy con nhiều điều hay lẽ phải, biết kính trọng người lớn tuổi”.

Thời gian đầu, lớp học chỉ được vài học sinh, và giáo viên là những người lớn tuổi có kiến thức, uy tín ở địa phương; nhưng dần về sau, nhận thấy cách làm trên không phù hợp, ông Thời tìm đến các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn để nhờ các sinh viên tình nguyện đến dạy miễn phí cho các em. Sinh viên Cao Thị Chúc Ly, Trường đại học An Giang, chia sẻ: “Thấy các em ham học, cẩn thận viết từng con chữ, nhẩm từng phép tính, lòng tôi như thắt lại. Thấy cuộc đời mình quá may mắn khi được đến trường, còn con đường tìm đến con chữ sao quá khó với các em”.

... Đến dạy lễ nghĩa

Không dừng lại ở việc chăm lo, duy trì lớp học để dạy các em biết chữ, ông Thời còn chú tâm dạy lễ nghĩa cho các em. Hiệu quả của lớp học ngày càng thấy rõ khi các em nhỏ lêu lổng trước đây trở nên ngoan ngoãn, biết đi thưa về trình, không còn trộm cắp, đánh nhau.

Em Võ Thành Đạt (10 tuổi) kể: “Con không được đến trường từ nhỏ, sau này gặp ông ngoại, con mới được đến lớp và giờ có thể tự viết được tên của mình, con vui lắm. Vào lớp được học cùng các bạn, tụi con đoàn kết, hòa đồng, không đánh nhau. Con đã hứa với ông ngoại và thầy cô là không bao giờ trộm cắp, lêu lổng nữa”. Bà Trần Thị Diễm Trang, Phó chủ tịch UBND P.Mỹ Bình, cho biết từ khi lớp học tình thương được hình thành, ngoài việc góp phần xóa mù chữ ở địa phương, lớp còn giúp tình hình an ninh trật tự ở đây ngày càng ổn định.

Ngồi trầm ngâm bên tách trà, ông Thời chia sẻ niềm mong mỏi của mình: “Ngót 22 năm rồi, lớp học tình thương đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Những lúc trời mưa, mái tôn bị dột khiến cả lớp phải co ro lại một góc phòng, khi trời nắng thì căn phòng nóng hừng hực. Tôi chỉ mong sao có được lớp học đàng hoàng cho những học trò của mình”.

Linh Giang/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.