Tủ sách miễn phí của cụ ông 75 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt 7 năm qua, tủ sách miễn phí của ông Lê Xuân Tình ở phường Trại Chuối (quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng) đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu sách.

Tủ sách miễn phí đặt tại nhà ông Tình ở số 37/210 đường Bãi Sậy (phường Trại Chuối) với nhiều đầu sách cũ và mới đủ thể loại luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc gần xa. Ông Tình cho biết, tủ sách này ra đời năm 2010.

 

Ông Lê Xuân Tình bên tủ sách miễn phí.
Ông Lê Xuân Tình bên tủ sách miễn phí.

“Hồi đó, trẻ con xóm tôi đông lắm nhưng lại ít sân chơi. Thấy các cháu ra đường đá bóng, ra cả sông Rế bơi lội mà không có người quản lý, Hội Người cao tuổi của phường đã tổ chức lớp sinh hoạt tập thể tại nhà tôi. Trong quá trình sinh hoạt, thấy các cháu thích đọc sách nên tôi nảy ra ý định làm tủ sách này”, ông Tình nói.

Ban đầu, tủ sách chỉ có hơn 200 quyển sách của ông Tình. Mỗi tháng, ông bỏ tiền túi mua thêm vài đầu sách mới. “Tự tôi chọn sách và chỉ mua sách của những nhà xuất bản uy tín. Tôi cũng nhờ cháu ngoại lên mạng xem sách nào đang có lỗi để không mua về. Sách là tri thức, tri thức mà sai thì nguy hiểm lắm nên tôi phải cẩn thận”, ông Tình nói.

Sau một thời gian, tiếng lành đồn xa, nhiều nhà hảo tâm nhận thấy ý nghĩa của tủ sách đã tìm đến tặng sách. Hiện tủ sách của ông Tình đã có trên 1.400 quyển, gồm các loại truyện tranh cho trẻ em, sách văn học thì có từ Tuyển tập Thạch Lam đến những cuốn sách kinh điển như Thép đã tôi thế đấy, Thủy hử…; về lịch sử, danh nhân thì có nhiều cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp hay Đại Việt sử ký toàn thư…

Ông Tình nói ông đang cất công tìm mua quyển Sơ lược đường phố Hải Phòng để bổ sung vào tủ sách. Đây là cuốn sách hiếm, mới in một lần vào năm 1993.

Theo ông Tình, không chỉ có trẻ nhỏ mà người già và nhiều thanh niên cũng đến đọc sách hoặc mượn sách về nhà đọc. Khách mượn sách đông nhất là vào dịp nghỉ hè. Khi đó, mỗi ngày có thể có 20 - 30 người đến đọc hoặc mượn sách. Ông Tình thường dậy sớm và thức đến 23 giờ để ai cần sách đến cũng mượn được. Đáng quý hơn là 7 năm qua, ông chưa mất quyển sách nào.

“Tôi ước mỗi khu dân cư có 1 tủ sách”

Mới đây, do tủ sách tại nhà đã đầy, ông Tình mở thêm một “chi nhánh” mới ở nhà một người cao tuổi và yêu sách là bà Đàm Thị Thân (số nhà 14, khu B3, cùng P.Trại Chuối). “Tôi chuyển 300 quyển sách ra đấy để ai ở xa nhà tôi qua xem cho dễ. Ước mơ của tôi là mỗi khu dân cư trong phường đều có 1 tủ sách như thế”, ông Tình nói.

Tình cờ gặp chúng tôi khi đến mượn sách, em Nguyễn Đức Luân, học sinh lớp 11 (Trường THPT Hồng Bàng, quận Hồng Bàng) cho biết: “Em đọc sách ở nhà ông Tình đã 3 năm rồi. Tủ sách của ông có nhiều loại sách bổ ích và lý thú. Trước đây, mỗi dịp nghỉ hè, chúng em thường đi chơi điện tử, nhiều bạn ham quá, “cắm” cả xe đạp để chơi. Từ khi đến với tủ sách miễn phí của ông Tình, nhiều bạn đã cai được điện tử rồi. Thật hiếm thấy ai yêu sách, nặng lòng với sách và nhiệt tình sẻ chia với cộng đồng như ông Tình”.

Nhận xét về tủ sách của ông Tình, ông Vũ Xuân Hiếu, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao Q.Hồng Bàng cho rằng: “Tủ sách miễn phí của ông Tình là một mô hình rất hay và cần được nhân rộng. Để duy trì trong thời gian dài và các tủ sách phát huy được tác dụng rất cần những người tâm huyết, nhiệt tình hết lòng vì xã hội như ông Tình”.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.