Đặc nhiệm vùng biên - Kỳ 2: Những người giấu mặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tóc ngắn sát da đầu, mặt đen nhẻm, áo quần bụi bặm, họ xuất hiện như những tay chơi hoặc như một con nghiện.

"Sóc rừng" Vừ A Tuấn kiểm tra những thước phim được quay bằng máy tầm nhiệt đặc dụng về đoàn vận chuyển ma túy qua biên giới.
"Sóc rừng" Vừ A Tuấn kiểm tra những thước phim được quay bằng máy tầm nhiệt đặc dụng về đoàn vận chuyển ma túy qua biên giới.
“Những đối tượng buôn bán ma túy đều biết rằng nếu bị bắt chắc chắn sẽ đối đầu với cái chết nên sẵn sàng xả súng để thoát thân.

Khi đặc tình báo cho biết chắc chắn đối tượng có mang ma túy thì đấy là thời cơ để bắt nóng, còn trong cạp quần đối tượng có mang súng, lựu đạn hay không thì “đặc tình” không thể biết được. Thế cho nên chúng tôi luôn cảnh giác tối đa"-Trung tá Nguyễn Văn Tư

Hay dưới vỏ bọc một doanh nhân sang trọng trên chiếc xe bóng loáng. Sau những chiến công đánh án vang dội, họ thường lùi lại phía sau.

Và tất nhiên, họ không cần tên tuổi, không tung hô trên báo chí bao giờ. Cũng vì lý do ấy, những nhân vật trong bài này đã được chúng tôi “thay tên đổi họ” với sự cho phép của chính các anh!

“Sóc rừng” Vừ A Tuấn

Vừ A là họ và chữ lót của đồng bào người Mông ở Tây Bắc thân mến đặt cho anh với những tình cảm mà đồng bào dành tặng.

Tuấn là tên chúng tôi vừa đặt lại cho nhân vật trong bài viết này vì những bí mật phải giấu kín.

Thật ra anh là một Thượng tá người Kinh lên công tác tại biên phòng Sơn La gần 10 năm với hàng loạt chiến công hiển hách về đánh án ma túy trên vùng biên giới này.

Đã qua tuổi lăn lộn trên chiến trường, anh quay về làm quản lý, nhưng nhắc đến tên anh đồng đội đều vô cùng nể phục.

Thượng tá Tuấn kể rằng không những anh mà rất nhiều đồng đội của anh hiện giờ cũng đang âm thầm với công việc như vậy.

Hơn một năm trước, ngày 5-9-2015, trận vây ráp của các đặc nhiệm biên phòng Sơn La với một nhóm buôn bán ma túy có súng nổ ra ở Núi Rồng (xã Trường Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) diễn ra ác liệt.

Tiếng súng nổ dội vang núi rừng như đánh trận. Nhóm buôn ma túy bắn trả quyết liệt nhưng cuối cùng đã bị bắt với nhiều bánh heroin.

Anh Tuấn bảo ngay tối hôm đó vừa về đến đồn, gia đình anh đã gọi điện tới tấp. Vợ anh bảo: “Có phải anh chiều nay đi bắt ma túy không? Anh có mang súng không? Cả nhà thấy anh trên tivi nên lo quá!”.

Đó là lần duy nhất anh sơ ý bị lọt vào ống kính của truyền hình khi dẫn các đối tượng vừa bị bắt về trại. Để trấn an gia đình, anh Tuấn tức tốc xin đơn vị thay quân phục về nhà. “Đêm đó tôi giả vờ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Tôi bảo với cha mẹ và vợ rằng trong đơn vị rất nhiều người gầy như tôi. Khi mặc quân phục vào thì ai cũng giống nhau nhưng tôi không làm nhiệm vụ đó.

Đừng lo lắng quá”-anh Tuấn kể. Sáng hôm sau khi trời chưa hửng sáng anh lại khăn gói quay về đơn vị.

Hơn 10 năm gắn bó với công việc của một sĩ quan trinh sát ma túy, không ít lần Vừ A Tuấn nhận những làn đạn quạt thẳng về phía mình nhưng anh đều tránh được. Đồng đội gọi anh là “sóc rừng” cũng từ huyền thoại đó.

Cận kề cái chết

Năn nỉ mãi, trung tá Nguyễn Văn Tư, đội đặc nhiệm ma túy Biên phòng Sơn La, mới chịu tiếp chuyện. Anh Tư gãi đầu cười thật thà: “Anh em tôi, hàng xóm cũng chẳng ai biết tôi làm việc gì. Bây giờ tôi kể sao cho hết chuyện, đây là công việc cũng là sứ mệnh và nhiệm vụ của mình”.

Anh Tư bảo không biết bao lần anh lang thang trong rừng sâu trong vai một ông trùm ma túy từ Hải Phòng lên Sơn La giao dịch.

Trong vai một người đi củi, đi xe ôm, đi buôn bán, lái xe thồ hàng..., vai nào anh cũng làm tròn trịa. Để nhử được một đối tượng rời khỏi hang ổ, thậm chí nhiều lần anh phải vào tận nơi để chúng xem mặt, tạo niềm tin.

Nhiều lần nằm gập phía sau thùng một chiếc xe bán tải chạy trên đường rừng hàng mấy chục cây số.

 

Tang vật thu giữ của hai đối tượng Vàng A Danh và Lý A Đùa với 24 bánh heroin, 400 viên ma túy tổng hợp và hai khẩu súng quân dụng K54 và K59 cùng 13 viên đạn - Ảnh BP Sơn La cung cấp
Tang vật thu giữ của hai đối tượng Vàng A Danh và Lý A Đùa với 24 bánh heroin, 400 viên ma túy tổng hợp và hai khẩu súng quân dụng K54 và K59 cùng 13 viên đạn - Ảnh BP Sơn La cung cấp


Cuối năm 2015, trung tá Tư cùng đặc tình của mình đi vào bản Cóc (Mộc Châu, Sơn La) để trình diện theo yêu cầu một ông trùm tên Sùng A Chải nhằm thương lượng về một phi vụ mua bán ma túy do biên phòng dựng lên.

“Tôi phải bịt khẩu trang, mang cặp và tất nhiên không bao giờ có vũ khí. Một tình huống rất khó là đối tác bảo cùng hít ma túy để “chào sân”.

Tôi bảo không hít mà chỉ chích. Sau khi bơm ma túy vào xilanh, tôi quay lưng và nhanh tay tiêm thẳng vào lưng quần. Trong tình huống này chỉ cần một tích tắc sơ hở hoặc hồ nghi mình dễ dàng bị bắt nhốt, tệ hại hơn là ăn đạn”-Trung tá Tư nhớ lại.

Các đối tượng buôn ma túy cộm cán thường không ra khỏi bản bao giờ. Chúng ở rất kín đáo và không giao du nhiều.

Tuy nhiên sau khi tiếp cận, thương lượng và lấy được niềm tin từ chúng, cuộc mật phục vây ráp được lên kế hoạch.

Sau ba lần đổi địa điểm giao dịch, đặc tình của biên phòng mới hẹn và lôi được Sùng A Chải ra khỏi bản Cóc. Một tổ đặc nhiệm đã đón lõng trước đó tấn công bắt gọn tên trùm.

“Bằng những đòn đánh chớp nhoáng. Tôi quật ngã Sùng A Chải và cùng các trinh sát khóa chặt hắn. Khi đó Chải mang theo một khẩu K59 cùng tám viên đạn chưa lên nòng, một quả lựu đạn, một con dao dài 50cm cùng năm bánh heroin.

Chúng tôi không biết hắn có súng và lựu đạn vì hắn nhét kỹ trong bụng. Nếu biết trước đối tượng có “hàng nóng”, chắc chắn một phương án khác an toàn hơn sẽ được vạch ra”-anh Tư cho biết.

Theo Tuoitre

Đối đầu với các nhóm vũ trang, không ít lần Vừ A Tuấn cùng đơn vị rơi vào thế không cân sức.

Ngày 1-4-2015, lúc đó gần 10 giờ đêm, cũng tại xã Trường Xuân, đơn vị của anh mật phục và phải nín thở khi trong máy quay đêm xuất hiện một đoàn buôn ma túy có đến 24 người.

Những người này đều mang súng AK-47, balô đầy hàng chia từng tốp 4-5 người vượt qua biên giới.

Bằng kinh nghiệm của một đặc nhiệm lâu năm, trước chiếc máy tính, thượng tá Tuấn đếm tổng cộng có đến 17 người mang súng.

“Đêm đó nếu anh em đấu súng, chắc chắn mình sẽ thua và có thương vong. Vì vậy, anh em phải tiếp tục theo dõi để có phương án khác”-anh Tuấn cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).