Gia Lai: Trung tâm Y tế Krông Pa-xoay mình trên vùng đất khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Địa hình đi lại khó khăn, cơ sở vật chất đầu tư chưa đồng bộ, thiếu trang-thiết bị y tế… thế nhưng, “cái khó ló cái khôn”, những cán bộ đang công tác trong ngành y tế trên vùng “chảo lửa” Krông Pa như cứng cõi hơn, họ tự “xoay mình” vượt qua những trở ngại, khó khăn để cứu chữa thành công nhiều ca bệnh khó, nâng cao sức khỏe cho bà con trong vùng.

Trong lúc một số Trung tâm Y tế tuyến huyện còn loay hoay và thực hiện chưa tốt các ca mổ sản, ruột thừa thì 17 năm về trước dù với nguồn nhân lực còn hạn chế, thiết bị lạc hậu nhưng Trung tâm Y tế huyện Krông Pa đã làm tốt công việc này, đến nay ê kíp phẫu thuật tại Trung tâm đã thực hiện thành công nhiều ca bệnh phức tạp, giúp bệnh nhân hồi phục tốt sức khỏe mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều bà con vùng khó.

Trung tâm Y tế huyện Krông Pa. Ảnh: Nguyễn Giác
Trung tâm Y tế huyện Krông Pa. Ảnh: Nguyễn Giác

Để có được những kết quả trên, là sự tập trung đào tạo nguồn lực, trong đó tập trung chăm lo bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ là người dân tại chỗ luôn được đặt lên hàng đầu, đến nay toàn Trung tâm có 202 cán bộ, trong đó 22 bác sĩ. Riêng với tuyến xã, 6/11 trạm y tế có bác sĩ công tác và đây được xem là điểm mạnh và niềm tự hào của ngành y tế đối với một địa phương có nhiều khó khăn, trong năm tới 100% số trạm sẽ có bác sĩ về nhận công tác.

Bác sĩ Trương Thanh Liêm- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Krông Pa tự hào cho biết: Với nỗ lực vượt khó của đội ngũ y, bác sĩ trong những năm qua dù chưa thật xuất sắc nhưng đã tạo được lòng tin của nhân dân, người bệnh trên địa bàn. Với nguồn nhân lực hiện có và số cán bộ đang được đào tạo cùng với những bác sĩ trẻ là người địa phương ra trường trong những năm đến sẽ đáp ứng đầy đủ những mặt công tác trên địa bàn, trong đó có bác sĩ đang được đào tạo chuyên khoa sâu như ngoại, chấn thương góp phần điều trị kịp thời cho bệnh nhân và giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.

Khám bệnh cho người dân. Ảnh: Nguyễn Giác
Khám bệnh cho người dân. Ảnh: Nguyễn Giác

Bác sĩ Nay Rưm- hiện công tác tại Khoa khám- Hồi sức cấp cứu là một trong số nhiều cán bộ bác sĩ là người địa phương được đào tạo chuyên khoa sau khi nhận công tác. Vừa trở lại với công việc chuyên môn của mình, anh Rưm cho biết: Được sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện tôi vừa hoàn thành chuyên khoa Nội, với những kinh nghiệm công tác và kiến thức vừa học tôi tự tin hơn trong khám, điều trị nâng cao sức khỏe cho người bệnh trong vùng, đồng thời phối hợp cùng đồng nghiệp tuyên truyền mang lại hiệu quả trong nâng cao nhận thức trong khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.

Với những nỗ lực vượt khó trong những năm qua, mới đây bệnh viện Trung tâm được tỉnh đầu tư xây dựng với quy mô 70 giường bệnh, cùng nhiều trang thiết bị y tế được đầu tư hỗ trợ trong công tác giám sát như thiết bị chẩn đoán hình ảnh… Một trong số những thiết bị mới được đầu tư mang lại hiệu quả cao là hệ thống xử lý rác thải rắn tại bệnh viện, thay vì đào hố chôn lấp như trước gây ô nhiễm môi trường và hạn chế về diện tích đất thì nay tất cả các rác thải y tế được gom, xử lý và tiêu hủy mang lại thuận lợi về nhiều mặt. Bên cạnh công tác khám, điều trị thì công tác y tế dự phòng với hoạt động tiêm chủng, kiểm tra xử lý ổ dịch, kiểm tra thực phẩm được duy trì định kỳ.

Bên cạnh sự vững vàng về đội ngũ chuyên môn cũng như thế hệ các bác sĩ trẻ được đào tạo chuẩn bị nhận công tác mới trong những năm tới thì các trạm y tế tuyến cơ sở luôn được các cấp chính quyền quan tâm. Trong đó, Trạm y tế xã Ia Rsai là một điển hình, nhờ được chính quyền tạo điều kiện, kiến nghị trong các cuộc họp do vậy công tác khám chữa bệnh tại đây luôn đạt kết quả cao. Năm 2011, tại trạm đã tiếp nhận khám, cấp thuốc cho trên 2.400 lượt bệnh nhân. Y sĩ Phạm Thị Mai- Trạm trưởng trạm y tế xã Ia Rsai nói với sự vui mừng: Được sự quan tâm của các cấp vừa qua trạm được nâng cấp sữa chữa từ nguồn vốn HEMA (dự án hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo do Ủy ban châu Âu tài trợ), ngoài ra chúng tôi thường xuyên tuyên truyền cách phòng bệnh đến với người dân và sẽ cố gắng phấn đấu thật tốt để sớm được công nhận là trạm đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã trong năm nay.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của lãnh đạo Trung tâm y tế Krông Pa, đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, cán bộ có trình độ đại học còn thấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám, chữa bệnh trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Điều các y, bác sĩ tại đây mong muốn nhất là được tiếp tục đầu tư bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại, sữa chữa kho dược...

Nguyễn Giác

Trong năm 2011, có trên 28.000 lượt người bệnh đến khám, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa (tăng trên 3.000 lượt so với cùng kỳ năm trước), trong đó có gần 3.400 người bệnh được điều trị nội trú và đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho 150 lượt người bệnh, đồng thời với kinh nghiệm công tác các bác sĩ tại đây đã giúp cho nhiều trường hợp là thai phụ được mẹ tròn con vuông với chẩn đoán sinh khó.

Có thể bạn quan tâm

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

Nỗi niềm bác sĩ trực cấp cứu

(GLO)- Dốc toàn tâm toàn lực cứu chữa cho bệnh nhân nhưng chỉ vì một vài lý do khách quan nào đấy, các bác sĩ, nhân viên y tế lại bị chính bệnh nhân hay người thân của họ hành hung. Đấy là nỗi ám ảnh mà những ai từng trải qua sẽ không thể nào quên.
Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Ăn quả thầu dầu, 5 học sinh bị ngộ độc

Thấy chùm quả lạ, 5 em nhỏ đã hái và chia nhau ăn. Ngay sau khi ăn chùm quả lạ này, các em xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn. Quả lạ gây ngộ độc được xác định là hạt thầu dầu. Độc tố trong hạt thầu dầu được xác định rất độc, trẻ em ăn 3 – 4 quả thậm chí có nguy cơ tử vong.
Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Hi hữu cứu sống nữ sinh 18 tuổi mắc bệnh hiếm sau 5 tháng nằm viện

Ban đầu chỉ từ các triệu chứng lo lắng, đau đầu nhiều, sốt cao liên tục, khó tiếp xúc, bác sĩ phát hiện bệnh nhân mắc bệnh viêm não hiếm gặp. Bệnh nhân trải qua thời gian nằm viện, điều trị dài kỉ lục, với gần 5 tháng quyết tâm, không nản lòng của cả thầy thuốc, thân nhân đã mang lại sự hồi phục cho cô gái trẻ.
Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não: Bệnh các bà mẹ cần biết

Bại não là một thuật ngữ thường dùng để mô tả một nhóm các tình trạng bệnh mạn tính ảnh hưởng đến vận động và sự phối hợp cơ bắp. Bại não do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn hay trong thời kỳ trẻ nhỏ.
Hạ cholesterol từ bí đỏ

Hạ cholesterol từ bí đỏ

Cholesterol tích tụ nhiều trong cơ thể có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến bệnh tim mạch. Dùng nước uống từ bí đỏ có tác dụng kiểm soát cholesterol.
Những thầy thuốc tận tâm với nghề

Những thầy thuốc tận tâm với nghề

(GLO)- Bằng tấm lòng thương yêu người bệnh, các cán bộ y tế xã Ia Rsươm (huyện Krông Pa) đang ngày ngày cần mẫn giúp đồng bào nghèo nơi đây xua đuổi bóng ma bệnh tật và chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho người dân.