Bộ trưởng GTVT: Vụ TNGT ở Gia Lai làm 13 người chết vẫn còn là bí ẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ về dự kiến chương trình giám sát năm 2018 của Quốc hội sáng 23-5, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa (Đoàn ĐBQH Sơn La) phân tích về 4 vấn đề được đề xuất cho chương trình giám sát năm 2017 của Quốc hội.

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa phân tích nhiều vấn đề cần điều chỉnh sau biểu hiện tai nạn giao thông khó kéo giảm.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa phân tích nhiều vấn đề cần điều chỉnh sau biểu hiện tai nạn giao thông khó kéo giảm.

Bốn nội dung được đề xuất giám sát gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội; Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo ông, đây cũng là những “chuyện đã nói mãi”, từ thời ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La đã nghe, chủ đề nào cũng cần thiết. Tuy nhiên, ông Nghĩa nghiêng về 2 chuyên đề 3 và 4.

Theo Bộ trưởng GTVT, chuyên đề thứ 4 - Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chính sách với người dân tộc thiểu số, ông Nghĩa chia sẻ, ám ảnh với ông, vì hình ảnh một xã, huyện ở Gia Lai, bà con đói vì một năm chỉ làm lúa được 3 tháng, tức 1 vụ vì thiếu đất, nước khi thượng nguồn nước bị chặn xây thuỷ điện. Và vì thế, xã nghèo này trở thành điểm nóng tệ nạn, thành nơi điển hình của tỉnh về tệ uống rượu. Mỗi ngày trung bình người dân trong xã xài hết 250 lít rượu.

Còn dưới góc độ Bộ trưởng Giao thông, ông quan tâm đến chuyên đề 3 - Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Ông Nghĩa đánh giá, vấn đề tai nạn giao thông hiện đã đến ngưỡng. Thời gian qua, nỗ lực của ngành đã giúp kéo giảm nhiều tỷ lệ tai nạn nhưng để giảm sâu hơn nữa thì rất khó.

“Vấn đề căn cơ nhất của tai nạn là vì cơ cấu đầu tư cho giao thông mất cân đối, nguồn vốn dành cho phát triển đường sắt giảm chưa được 1%, đường thuỷ chỉ 1% mà đây đáng ra là những loại hình vận tải chủ chốt. Điều đó không chỉ làm tai nạn tăng cao vì áp lực dồn lên đường bộ mà còn tác động tới hiệu quả của cả nền kinh tế vì chi phí vận tải hiện chiếm tới 60% trong logistic trong khi logistic chiếm tới 20% GDP của Việt Nam. Áp lực tai nạn, áp lực kinh tế đang chồng chất hết lên đường bộ rồi” – ông Nghĩa nói.

 

Hiện trường vụ TNGT ở Gia Lai khiến 13 người chết và nhiều người khác bị thương.
Hiện trường vụ TNGT ở Gia Lai khiến 13 người chết và nhiều người khác bị thương.

Bộ trưởng Giao thông đề cập lại vụ tai nạn mới nhất xảy ra ở Gia Lai, xe tải tông trực diện xe khách khiến 13 người chết, hàng chục người khác thương tích nặng nề.

“Tới giờ các cơ quan vẫn chưa giải thích được về nguyên nhân xe tải vi phạm, chạy điên cuồng trên đường ngược chiều gây tai nạn như vậy khi lái xe thì không nghiện ngập, công an địa phương cũng khẳng định không truy đuổi phương tiện”, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết.

Dẫn sang lĩnh vực đường sắt, Bộ trưởng Giao thông cũng than, chưa bao giờ người lái tàu lại khổ, chịu nhiều áp lực như bây giờ. Vốn dĩ trước giờ đường sắt được hiểu là đường ưu tiên, người lái tàu chỉ cần quan tâm nhiều việc ra vào ga như nào thôi nhưng giờ thì lúc nào cũng phải căng mắt nhìn trên đường vì bất cứ lúc nào cũng có thể có ông nhảy bổ ra từ đường ngang dân sinh, đường mở trái phép.

Tán thành phân tích này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhận xét, tai nạn giao thông quả là… kinh khủng khi tính trung bình mỗi ngày 24 -25 người chết, đó là còn chưa kể hàng chục người khác bị thương, mất khả năng lao động, mất việc làm…hệ quả của TNGT các gia đình nghèo cứ nghèo đi.

Phó Chủ tịch cũng muốn thực hiện chuyên đề giám sát này để thấy, vấn đề đặt ra không chỉ là kéo giảm số người chết hàng ngày từ 24 xuống 15 hay 20 người mà việc này liên quan đến chuyện hoạch định chính sách tới đây cho cả nền kinh tế.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.