Trường nghề ở tỉnh có huyện nghèo được hỗ trợ tối đa 7 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và không quá 7 tỷ đồng/trường, cơ sở.

Đó là nội dung Thông tư số 46/2022/TT-BTC do  Bộ Tài chính ban hành về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trường nghề là nơi được thụ hưởng.

Trường nghề ở tỉnh có huyện nghèo được hỗ trợ tối đa 7 tỷ đồng. (Ảnh minh họa, ảnh: Đinh Yên)
Trường nghề ở tỉnh có huyện nghèo được hỗ trợ tối đa 7 tỷ đồng. (Ảnh minh họa, ảnh: Đinh Yến)


Thông tư nêu rõ ngân sách nhà nước chi hỗ trợ phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo. Theo đó, việc chi hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang-thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.

Cụ thể, chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản: Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp thực hiện dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền và không quá 7 tỷ đồng/trường, cơ sở.

Nhà nước sẽ chi cho việc xây dựng mô hình đào tạo nghề đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện của địa bàn tỉnh có huyện nghèo và mô hình này sẽ được áp dụng thử nghiệm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chi mua sắm trang-thiết bị, phương tiện đào tạo: Các cơ quan, đơn vị theo phân cấp của Bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết định mua sắm phù hợp với danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu, chương trình đào tạo trong phạm vi dự toán được giao và theo quy định.

Bên cạnh đó, chi xây dựng mô hình bảo đảm chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của địa bàn tỉnh có huyện nghèo và áp dụng thử nghiệm tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

Chi phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề: Nội dung và mức chi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Riêng đối với chi xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Không chỉ vậy, theo Thông tư này, 
 ngân sách nhà nước cũng chi nghiên cứu một số mô hình khởi nghiệp hiệu quả cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo.


Các hoạt động như ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, định hướng nghề nghiệp học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp, phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp... đều được nhà nước hỗ trợ kinh phí.

Mỗi học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tham quan, hướng nghiệp gắn kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với trường nghề còn được chi hỗ trợ tiền ăn trưa, nước uống 50.000 đồng/người/ngày.

 

GIA BẢO

Có thể bạn quan tâm

Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS: Cơ hội khẳng định năng lực chuyên môn

Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS: Cơ hội khẳng định năng lực chuyên môn

(GLO)- Sau 2 tuần tranh tài sôi nổi, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS toàn tỉnh Gia Lai năm học 2023-2024 đã bế mạc vào sáng 23-4. Không chỉ tạo cơ hội cho giáo viên khẳng định năng lực chuyên môn, hội thi còn là dịp đánh giá chất lượng đội ngũ, khích lệ phong trào thi đua dạy tốt-học tốt.
Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

(GLO)- Yêu thích tin học cộng với năng lực tiếng Anh tốt đã giúp em Võ Đặng Ngọc Lâm-học sinh lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đạt được thành tích cao tại nhiều sân chơi tri thức.